Sản phẩm tín dụng nào đảm bảo tài chính khi về già?

146 0 0
                                    

"Un Woo à, mình còn một điểm băn khoăn. Cậu khuyên mình nên tham gia sản phẩm tín dụng có rủi ro cao và tỉ suất lợi nhuận cao, nhưng hầu hết các tài liệu mà mình tìm được thì các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên mọi người nên tham gia các sản phẩm tín dụng an toàn để trù bị cho tuổi già của mình?"

    Kim Min Seok vừa đưa một thìa canh kim chi lên miệng, vừa hỏi:

    "Ừ, hầu hết các chuyên gia đầu tư nói nên chuẩn bị tuổi già của mình với các sản phẩm tín dụng an toàn. Nhưng mình nghĩ câu nói của họ mới hàm chứa 50% nội dung. Thông thường, sản phẩm tín dụng an toàn có nghĩa là sản phẩm được đảm bảo khả năng thu hồi vốn và không có biến động lớn về lãi suất (cũng như lợi nhuận) nên được đảm bảo mức lãi suất ổn định phải không? Tóm lại, cậu có thể hiểu đó là sản phẩm không có biến động lớn hoặc được đảm bảo về lãi suất chi trả, và tiền gốc với vai trò là sản phẩm được ban hành hoặc được bán bởi các cơ quan tín dụng hoặc quốc gia có nền kinh tế ổn định và không có nguy cơ phá sản. Nhưng, đối với việc chuẩn bị cho tuổi già cần tiết kiệm dài kì khoảng 20,30 năm thì tiêu chuẩn của sản phẩm tín dụng an toàn có được áp dụng đồng nhất hay không? Chắc chắn là không, nếu nhìn từ quan điểm lâu dài thì ý nghĩa của sản phẩm tín dụng an toàn sẽ hoàn toàn khác. Hơn nữa, đây không phải là đầu tư mà với mục đích trù bị cho tuổi già, gắn sát sườn với kinh tế sau này thì lại càng khác.

     Mình lấy ví dụ nếu cậu tham gia vào các gói tiết kiệm dài hạn có kì hạn 25 năm với lãi suất là 4,5% (còn 3,8% sau khi khấu trừ thuế) thì sao? Trong 25 năm đó cậu sẽ được nhận lãi suất một cách an toàn, nhưng cậu không thể nói mình đã đầu tư an toàn. Lúc trước, mình đã nói , cậu hãy thử nghĩ về lạm phát xem . Nếu tỉ lệ lạm phát hàng năm vượt quá 3,8% thì sao? Hiệu quả gia tăng tài sản từ lãi suất đã được bù lỗ cho khoản trượt giá, do đó, ngược lại sẽ làm giảm khả năng mua của tài sản. Ví dụ lạm phát tăng 5%/năm thì trong vòng 25 năm, lạm phát sẽ tăng 3,4 lần, trong khi đó mức tăng của tài sản chỉ là 2,5 lần (tính lãi kép) nên dù tài sản (tiền) có tăng thì khả năng mua thực tế lại bị giảm đi 25%. Gửi tiết kiệm trong vòng 20 năm mà giá trị tài sản không những không tăng mà còn bị lỗ 21% tiền vốn ban đầu. Nếu vậy, cậu đâu có thể nói mình đầu tư an toàn. Đối với việc trù bị cho tuổi già thì việc đảm bảo tiền vốn hoặc lãi suất cố định mà không xét đến lạm phát sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả."

     "Nghe cậu nói xong, mình thấy hình như lời cậu nói là đúng."

    "Ngoài việc đảm bảo nguồn vốn chúng ta phải quan tâm tới vấn đề khác nếu xem xét ở khía cạnh lãi suất cố định. Gỉa sử 25 năm là khoảng thời gian mà lãi suất nước ta tăng dần và quay trở lại lãi suất cao khoảng 10% như những năm 1990 thì việc gửi tiền lãi suất cố định là 4,5% có thể gọi là đầu tư đúng đắn đúng không? Giống như việc trù bị cho tuổi già trong trường hợp tiết kiệm thời gian dài thì mức biến động lãi suất hợp lý sẽ phải được đảm bảo. Và lãi suất các sản phẩm tín dụng cũng tăng theo xu hướng tăng lãi suất của thị trường là điều đáng mong đợi còn gì."

    "Vậy thì ý cậu là việc chuẩn bị cho tuổi già mà phải tiết kiệm trong thời gian dài trên 20 năm, chúng ta tuyệt đối không thể đánh giá lãi suất cố định hoặc đảm bảo hoàn vốn bằng tiêu chuẩn phán đoán độ an toàn đúng không?"

    "Ừ. Thời gian 20 năm đó là khoảng thời gian mà núi cao cũng phải dịch chuyển hai lần đấy. Không được dùng suy nghĩ đầu tư ngắn hạn để quyết định các sản phẩm tín dụng dùng cho việc trù bị tuổi già . Nhất định cậu phải tính tới yếu tố giá cả thị trường (lạm phát), phương pháp tối ưu là cậu hãy đầu tư dài hạn vào các quỹ đầu tư hoặc tận dụng tối đa các sản phẩm tín dụng được liên kết với lãi suất thị trường hơn là các lãi suất cố định để được bảo hộ các giá trị bản thân mình. Như lúc trước mình nói rằng ngay cả đối với loại quỹ đầu tư chứng khoán có biến động lớn thì đầu tư dài hạn sẽ mang lại hiệu quả giảm bớt các rủi ro."

Thịnh vượng tài chính tuổi 30 Tập INơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ