Mạo hiểm là công cụ để đạt được lợi ích

138 1 0
                                    

"Không phải là thời đại tiết kiệm mà là thời kì dậy sóng "đầu tư...""

    Kim Min Seok gật gù trước câu nói của Chei Kyoeng Won.

    "Nào, nếu vậy thì mình nói về câu chuyện mạo hiểm nhé. Theo mình nghĩ, điểm hấp dẫn của tín dụng nằm ở hai yếu tố "lãi kép" và "mạo hiểm". Nếu chúng ta mua trái phiếu chính phủ hoặc gửi tiết kiệm ở ngân hàng thì chúng ta sẽ nhận được lãi suất một cách ổn định. Nhưng nếu có một sản phẩm đưa ra mức lãi suất giống với sản phẩm đảm bảo tiền gốc và có nguy cơ gây tổn thất đối với số tiền gốc thì liệu người ta có mua không? Nếu lãi suất như nhau thì sẽ chẳng có ai mua loại sản phẩm có nguy cơ gây thất thoát số vốn ban đầu. Vì vậy, các sản phẩm gây thất thoát vốn thường có lãi suất cao hơn so với loại hình đảm bảo số vốn này. Trong thuật ngữ tín dụng gọi đây là "phần bù rủi ro". Cuối cùng thì sản phẩm có rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao."

    "Un Woo à, mình hiểu lời cậu nói.. thu được lợi ích là điều quan trọng nhưng còn việc giữ nguồn vốn ban đầu chẳng phải cũng rất quan trọng sao? Chúng ta đâu cần phải nhất định tìm hiểu rủi ro và làm mất hết số tiền mà chúng ta quý như máu đó..."

    "Đúng vậy, nhiều người sẽ nghĩ như cậu nói. Nhưng cậu nghĩ lại những gì mình vừa nói đi. Với mức lãi suất là 4,5% do trượt giá nên chỉ đảm bảo giá trị tài sản của cậu thôi chứ không làm giá trị nó tăng lên. Chúng ta không giàu có gì, đều phải tiết kiệm để chuẩn bị cho tuổi già. Nếu chúng ta chỉ giữ tài sản hiện tại thì không còn ý nghĩa gì nữa..."

    "Nói là vậy... nhưng nếu không thể giữ được tiền vốn mình tích cóp mà còn bị thất thoát số vốn đó thì số vốn ban đầu sẽ bị giảm đi còn gì... Này, mới chỉ nghĩ đến thế mình đã thấy lạnh sống lưng rồi."

    Jang Un Woo vừa gọi thêm thịt ba chỉ và rượu soju, vừa lắc đầu trước câu nói của Kim Min Seok:

    "Cậu nghĩ như vậy cũng là điều đương nhiên. Tuy nhiên cậu cần thay đổi cách nghĩ về rủi ro. Min Seok à, nhà cậu có dùng dao đúng không? Khi cậu gọt bút chì, gọt hoa quả, hay khi bà xã nhà cậu nấu ăn đều phải dùng dao. Nhưng dao cũng nguy hiểm phải không nào? Tuy dao nguy hiểm mà thuận tiện, ngoài ra vì một lí do nữa là nguy hiểm mà dao gây ra là thứ chúng  ta có thể kiểm soát được, đúng không?

    Rủi ro tín dụng cũng như vậy. Rủi ro giống một con dao làm thức ăn mà chúng ta gọi là lợi ích. Vì sợ nguy hiểm mà từ bỏ cơ hội mang lại lợi ích thì cũng giống như một người sợ dao nên không dám dùng nó. Nếu không có rủi ro thì không có cơ hội tận hưởng lợi ích sao. Rủi ro, cũng giống như những lợi ích mà con dao mang lại, sẽ mang lại cơ hội lợi ích cho chúng ta, đó là điều mà chúng ta cần phải cảm ơn."

    "Tuy vậy, không phải sợ nguy hiểm là bản năng của con người hay sao? Không phải ai cũng muốn tránh những nguy hiểm, rủi ro sẽ đến với mình sao?"

    Nếu mọi người đều sợ thất bại và không chịu đầu tư thì công ty sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng và kết cục là hoạt động bị tê liệt và sẽ phải rút lui khỏi thị trường.

    Trường hợp rủi ro có cả hai yếu tố lợi ích hay thiệt hại thì việc trốn tránh không phải là giải pháp hay. Chúng ta phải có lựa chọn tùy theo từng trường hợp. Nếu chúng ta học cách kiểm soát nguy hiểm giống như khi ta học cách sử dụng dao bố mẹ mình thì ngược lại, chúng ta có thể thưởng thức hương vị của lợi ích mà mạo hiểm mang lại. Hơn nữa, trong thời đại lãi suất thấp như hiện nay thì việc dám mạo hiểm không còn là sự lựa chọn mà mang tính bắt buộc. Nếu bây giờ chúng ta không dám mạo hiểm thì sau này khi về già, chúng ta sẽ phải đương đầu với những mạo hiểm lớn hơn..."

    Jang Un Woo buông dài câu hỏi, dường như anh đang thể hiện một sự tiếc nuối nào đó.

Thịnh vượng tài chính tuổi 30 Tập INơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ