7

1 0 0
                                    

Câu 7: Tài sản cố định và yêu cầu phân tích? Hãy trình bày cách thức phân tích biến động TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ?

1, TSCĐ và yêu cầu phân tích

- TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, nó phản ánh năng lực hiện có của HĐKD

- Khi phân tích sử dụng TSCĐ cần chú ý đặc tính vốn có :

+ TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giá trị tài sản của các đơn vị và DN

+ Khấu hao TSCĐ nhanh hơn so với các ngành khác

+ TSCĐ đa dạng về chủng loại và do nhiều nước chế tạo

- Yêu cầu phân tích:

+ Đánh giá được tình hình biến động TSCĐ về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật

+ Phân tích tình hình trang bị TSCĐ để đề ra kế hoạch trang bị thêm TSCĐ nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệuq ủa sử dụng TSCĐ cho các đơn vị, doanh nghiệp

- Các thức phân tích biến động TSCĐ: PP so sánh đối chiếu

2, Phân tích biến động TSCĐ

a, Phân tích biến động về quy mô TSCĐ

Để phân tích tình hình tăng giảm và đổi mới TSCĐ, cần phải tìm và phân tích các chỉ tiêu:

- Hệ số tăng TSCĐ

- Hệ số giảm TSCĐ

- Hệ số đổi mới TSCĐ

- Hệ số loại bỏ TSCĐ

Hai hệ số tăng và giảm TSCĐ phản ánh chung mức độ tăng, giảm thuần túy và quy mô TSCĐ. Còn hai hệ số đổi mới và loại bỏ TSCĐ thì nó còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị, máy móc của đơn vị. Khi phân tích, có thể so sánh các hệ số trên giữa cuối kì và đầu kì, hoặc giữa thực tế và kế hoạch để thấy được phương hướng đầu tư, đổi mới TSCĐ của đơn vị.

b, Phân tích biến động về kết cấu TSCĐ

Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ chiếm trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá trị. Phân tích kết cấu TSCĐ là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng từng loại, từng bộ phận TSCĐ. Trên cơ sở đó, xây dựng đầu tư TSCĐ theo một cơ cấu hợp lý, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của chúng. Cơ cấu TSCĐ phụ thuộc vào đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của từng đơn vị.

c, Phân tích hiện trạng TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không sử dụng được nữa. Ngoài ra quá trình hao mòn diễn ra đồng thời với quá trình hoạt động kinh doanh. Nghĩa là hoạt động kinh doanh càng khẩn trương thì TSCĐ hao mòn càng nhanh. Phân tích hiện trạng TSCĐ nhằm đánh giá đúng mứcTSCĐ của đơn vị đàn sử dụng còn mới hay đã cũ, cũ ở mức nào, trên cơ sở đó có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ

Chỉ tiêu phân tích:

Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ/Nguyên giá

Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 bao nhiêu chứng tỏ TSCĐ càng được đổi mới

3, Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

- Chỉ tiêu phân tích:

HqTSCĐ= Doanh thu thuần/Nguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra cho đơn vị, doanh nghiệp bao nhiêu doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ càng tốt. Để phân tích, từ công thức trên suy ra:

DT thuần = Nguyên giá TSCĐ x HqTSCĐ

- Cách thức phân tích: Sử dụng phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng TSCĐ đến doanh thu thuần. Doanh thu thuần biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố: nguyên giá bình quân TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Trong 2 nhân tố này thì nhân tố hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhân tố phát triển kinh doanh theo chiều sâu, do đó có thể tăng vô hạn.

PTHĐKDWhere stories live. Discover now