Chương 2: Rừng thiêng.

17 2 0
                                    

Một cơn mưa lớn lướt ngang bầu trời, rừng cây bắt đầu hoà vang thứ âm thanh kì quái. Khu rừng như sống dậy trong đêm vắng, Linh Chi co mình lại liếc nhìn Đầu Gỗ, anh vẫn khoanh tay nhắm mắt dưỡng thần. Nhưng kì diệu là khi Linh Chi quay lại, anh liền mở mắt nhìn cô, đôi mắt bạc trong suốt xoáy sâu vào lòng ấm áp kì lạ, anh gật nhẹ đầu trấn an Linh Chi.

Lúc này Linh Chi không ngồi cạnh Mây nữa mà lùi xuống dựa vào Đầu Gỗ tìm hơi ấm cũng để bớt sợ hơn. Mây vẫn im lặng nhìn ra bên ngoài, trông cô bé nhiều tâm sự lắm nhưng Linh Chi lại không phải là người cô bé có thể giải bày.

Một bên là vách đá lạnh ngắt, bên còn lại là cơ thể ấm áp của Đầu Gỗ, vì vậy mà Linh Chi dường như tự động dịch sát vào anh hơn, cứ thế co tròn trong lòng Đầu Gỗ rồi ngủ quên lúc nào không hay. Âm thanh ma mị và hơi lạnh bên ngoài cũng trôi xa dần theo giấc mơ giữa núi rừng ngút ngàn.

Sáng sớm hôm sau Đầu Gỗ lay Linh Chi tỉnh dậy, anh thì thầm vào tai cô:
- Họ chuẩn bị đi rồi, dậy thôi.

Linh Chi dụi mắt nhìn ra bên ngoài, bầu trời vẫn tối, Mây mang đến cho cô một chút lương khô và nước uống, cô bé lại tươi cười như lúc ban đầu mới gặp:
- Ăn đi chị, Cao Linh xuất hiện rồi, chúng ta phải lên đường ngay không nó biết mất.

Linh Chi bẻ một nửa miếng lương khô đưa Đầu Gỗ, anh lắc đầu bảo ăn rồi nên Linh Chi nhét vội nhét vàng vào miệng. Không khí vội vã của mọi người xung quanh thúc giục cô. Vừa ăn Linh Chi vừa quay sang hỏi:
- Cao Linh là ai?

Đầu Gỗ kiên nhẫn giải thích:
- Là hiện tượng nước dâng, Bách Linh xuất hiện thành từng đoàn trong nước bơi đến nơi cao hơn, mọi người nói là về đất mẹ, gọi chúng là Cao Bách Linh. Nhưng thường lược từ Bách vì tên trùng với một vị thần thời sơ khai.

Linh Chi và Đầu Gỗ lúc đên không mang gì nên lúc đi mấy người trong tộc soạn sẵn cho một balo đầy đồ. Nói ra cũng thật kì diệu, balo này tuy to nhưng không biết bằng cách nào mà Linh đeo lên lại không có cảm giác nặng. Mây tự hào nói rằng bộ tộc mình có công nghệ may vá đồ bằng một loại cây, cây này nhẹ như lông hồng nhưng lại vô cùng bền chắc. Được áp dụng làm giáp và nón trong chiến tranh. Vật dụng bên trong cũng làm bằng chất liệu này, chỉ có đồ ăn là nặng nhất nhưng lại không đá kể, vì vậy Linh Chi trông balo to lớn nhưng lại vô cùng nhẹ. Linh Chi nghe vậy tò mò vô cùng nên hỏi:

- Có phải thứ này rất bén lửa? 

Mây nghe Linh Chi hỏi thì bối rối không trả lời, mấy tộc nhân xung quanh nghe thấy thì sắc mặt trầm xuống. Linh Chi biết mình lỡ lời nên cười trừ không dám nhiều chuyện nữa.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa cũng có một đất nước tự hào với loại giáp và vũ khí tương tự, không sợ gươm đao, cực kì bền và nhẹ, nhưng điểm yếu chí mạng chính là sợ lửa. Chính vì vậy mà Gia Cát Lượng đã lợi dụng điểm này vây đôi quân tinh nhuệ nước nọ trong vách núi dùng mũi tên bọc lửa bắn xuống thiêu cháy toàn bộ quân địch, giành toàn thắng. Một bộ phận nhỏ nước này không chịu cảnh tù binh mà tháo chạy vào rừng. Chẳng lẽ bộ tộc Cát-la là con cháu ngàn năm sau của nước nọ.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nơi này là nơi đâu Linh Chi vốn chẳng biết, mà tam quốc diễn nghĩa phần thật phần giả cũng là truyện của tiền nhân cả mấy nghìn năm trước. Linh Chi lắc lắc đầu xua tan ý nghĩ kì quặc của bản thân.

U LINH VIỆT ĐIỆN - QUYỂN TRUNG: CỔ THÀNH NGÀN NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ