TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh)

3.4K 13 0
                                    


I. Hoàn cảnh ra đời

- Thế giới:

+ CTTG thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh.

+ Nhà cầm quyền Pháp tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa và thuộc quyền "bảo hộ" của Pháp.

- Trong nước

+ Miền Bắc hơn 20 vạn quân tưởng giới thạch tay sai của đế quốc mĩ trực sẵn ở biên giới 

+ Miền Nam TDP núp dưới danh nghĩa quân đồng minh đem quân tiến vào nước ta 

+ Trên toàn quốc nhân dân ta vùng dậy cướp chính quyền từ bọn phong kiến tay sai và thực dân.

+ Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

+ Ngày 19 – 8 – 1945 chính quyền thủ đô Hà Nội về tay nhân dân.

 Ngày 26 – 8 – 1945, HCM từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

II. Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập

- Tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập và kêu gọi, khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

- Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị tái chiếm Việt Nam.

- Để cảnh báo, ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta của các nước đế quốc.

- Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới dành cho cách mạng Việt Nam

III. đối tượng 

- Đồng bào cả nước

- Nhân dân tiến bộ trên thế giới

- Kẻ thù xâm lược TDP và đế quốc Mĩ

VI.Giá trị lịch sử và văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Giá trị lịch sử:

+ Văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do; kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có được quyền thiêng liêng đó.

+ Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ơ Việt Nam và mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.

+ Cho thấy bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp; bác bỏ dứt khoát những luận điệu của giặc khi muốn quay trở lại xâm lược nước ta.

- Giá trị văn học:

+ Áng văn yêu nước lớn của thời đại, khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

+ Áng văn chính luận mẫu mực: dung lượng ngắn gọn, cô đọng, kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục, dẫn chứng xác đáng, lí lẽ đanh thép...

Ngữ Văn 12 - Tài liệu ôn thi THPTQGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ