CHƯƠNG 4: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TP HẬU CỔ ĐIỂN (TƯ SẢN TẦM THƯỜNG)

2.8K 2 0
                                    

Câu 1: Phân tích đặc điểm của trường phái tư sản tầm thường.29

Câu 2:Lí luận nhân khẩu, giá trị và lợi nhuận khủng hoảng kinh tế của Th.R.Malthus.29

Câu 3: Lí luận giá trị ích lợi, 3 nhân tố sản xuất, thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế của J.B.Say.30

Câu 1: Phân tích đặc điểm của trường phái tư sản tầm thường.

Là học thuyết mang tính chất chủ quan: Mục đích không phải để kế thừa và phát triển những tư tưởng khoa học của nhân loại mà nhằm che đậy các mâu thuẫn và khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, từ đó ca ngợi và bảo vệ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản bằng mọi giá.

Trong phương pháp luận:

Xa rời phương pháp luận của trường phái cổ điển, không đi sâu vào phân tích bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế, chỉ chú ý xem xét các hiện tượng bên ngoài. Đặc biệt là áp dụng phương pháp tâm lý chủ quan trong phân tích kinh tế, coi kinh tế chính trị là khoa học nghiên cứu về đạo đức xã hội.

 Sử dụng nhiều tài liệu, số liệu thiếu khoa học, phi lịch sử để nghiên cứu.

Về nội dung

Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ giai cấp tư sản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản một cách có ý thức nên họ không thể tìm kiếm và xây dựng những phạm trù, khái niệm và quy luật khoa học. Họ quan tâm xem xét phạm trù quy luật có lợi hay không có lợi cho giai cấp tư sản. Đúng như C.Mác đã nhận xét: “Sự nghiên cứu vô tư đã nhường chỗ cho những trận chiến đấu của bọ viết văn thuê, những sự tìm tòi khoa học vô tư đã được thay thế bằng sự ca tụng có tính chất thiên kiến và đê hèn”.

Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển không những không phát triển được lý luận của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển mà dần dần xa rời, sau đó đoạn tuyệt với những nội dung khoa học của nó, đặc biệt lý luận giá trị - lao động. Họ chỉ quan tâm tới việc tìm tòi những yếu điểm, những tư tưởng tầm thường trong học thuyết kinh tế tư sản cổ điển để xây dựng thành hệ thống những quan điểm cho rằng: các phạm trù kinh tế là quy luật tự nhiên, phi lịch sử, hay chủ nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn vv… Do vậy sự xuất hiện của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là sự báo hiệu sự khủng hoảng về tư tưởng, lý luận của giai cấp tư sản sau học thuyết kinh tế tư sản cổ điển.

Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là học thuyết mang tính chất phản động, trái với đạo lý của con người.

 Quá trình phát triển:

Thời kỳ đầu: mục tiêu của kinh tế tư sản hậu cổ điển là phê phán những người xã hội chủ nghĩa không tưởng và tách những yếu tố tầm thường của kinh tế chính trị tư sản cổ điển để xây dựng thành hệ thống lý luận của mình.

 Tiếp theo: kinh tế tư sản hậu cổ điển công khai tách khỏi kinh tế chính trị tư sản cổ điển, phủ nhận và phê phán các học thuyết của kinh tế tư sản cổ điển, đặc biệt là học thuyết giá trị - lao động.

Lịch sử các học thuyết kinh tếNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ