Câu 1: Trong lịch sử, những học thuyết của nhà kinh tế nào thừa nhận, nhà kinh tế nào phủ nhận khủng hoảng kinh tế. Cụ thể.72
Câu 2: Trong lịch sử, trường phái nào đề cao vai trò điều tiết của cơ chế thị trường, trường phái nào đề cao vai trò nhà nước. Cụ thể.73
Câu 3: Quan điểm của các nhà kinh tế trong lịch sử về các vấn đề.
Câu 1: Trong lịch sử, những học thuyết của nhà kinh tế nào thừa nhận, nhà kinh tế nào phủ nhận khủng hoảng kinh tế. Cụ thể.
Thừa nhận
- Hậu cổ điển: R.Malthus
- Tiếu tư sản: sismondi
- C.Mác
- Keynes
Bác bỏ
- Cổ điển Anh: D.Ricardo
- Hậu cổ điển: J.B.Say
- Tân cổ điển: L.Walras
ØNội dung phe thừa nhận:
· Quan điểm của R.Malthus:
Lợi nhuận là một khoản cộng thêm vào giá cả, xuất hiện là do chuyển nhượng, nhưng ai là ng trả khoản đó? Theo R.M lợi nhuận không thể xuất hiện trong trao đổi giữa các nhà tư bản. Malthus nhận định trong phạm vu khả năng những người đảm nhiệm sản xuất không thể tìm ra lượng cầu có khả năng thanh toán cho phần lượng cung do lợi nhuận đại biểu. Do đó tình trạng sản xuất thừa sẽ xuất hiện. Xã hội chỉ có tư bản và công nhân thì không thể tránh khỏi tai họa đó.
Vì vậy cần có tiêu dùng của giai cấp k sản xuất như quý tộc tăng lữ…một cách hoang phí để tạo lượng cầu cho nhà tư bản nhằm giải quyết tình trạng sản xuất thừa.
· Quan điểm của Sismondi:
Ông cho rằng khủng hoảng không phải hiện tượng ngẫu nhiên cục bộ trong CNTB, nguyên nhân của khủng hoảng là do sự phân phối.
Theo ông, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản là sản xuất tăng lên còn tiêu dùng tăng không kịp vs sản xuất, bởi quan hệ phân phối k đúng, gây bất bình đẳng về tài sản quá lớn. Ngoài ra, tốc độ tăng tiêu dùng không kịp so vs sản xuất còn có nhiều nguyên nhân:
- Sự phát triển của CNTB làm phá sản những ng sản xuất nhỏ, làm giảm tiêu dùng.
- Sự thất nghiệp của ng vô sản làm giảm tiền công và tiêu dùng.
- Bản thân giai cấp tư sản giảm tiêu dùng để tăng tích lũy.
Như vây, CNTB càng phát triển, sản xuất càng mở rộng dẫn đến tiêu dùng giảm gây ra khủng hoảng kinh tế.
· Quan điểm của C.Mác:
C.Mác cho rằng, khi nền sản xuất đã xã hội hóa cao độ thì khủng hoảng kinh tế là không thể tránh khỏi. Hình thức đầu tiên và phổ biến của khủng hoảng là khủng hoảng thừa. Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hóa k bán đc, sản xuất phải thu hẹp, doanh nghiệp bị phá sản, công nhân thất nghiệp, thị trường sẽ rối loạn.
BẠN ĐANG ĐỌC
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Chick-LitĐây là bản mình góp nhặt ở trên mạng về để tiện học.