CHƯƠNG 7: TRƯỜNG PHÁI KEYNES

5.5K 3 1
                                    

Câu 1: Đặc điểm phương pháp luận của lí thuyết Keynes. Vì sao nói trường phái này vừa kế thừa vừa đối lập trường phái Tân cổ điển.45

Câu 2: Phân tích lí thuyết việc làm của Keynes cho biết vì sao trong lí thuyết này lãi suất là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô. ý nghĩa. 46

Câu 3: Quan điểm của Keynes về thất nghiệp, vì sao nói vấn đề việc làm chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ lí thuyết của Keynes.48

Câu 5: Vì sao Keynes đc đánh giá là công trình sư của chủ nghĩa tư bàn độc quyền nhà nước.49

Câu 6: Đặc điểm chủ yếu của lí thuyết Keynes. Những đặc điểm đó thế hiện trong lí thuyết về nhà nước và sự can thiệp vào nền kinh tế ntn.49

Câu 7: Đánh giá lí thuyết Keynes.50

Câu 8: Dựa vào quan điểm kinh tế của Keynes, CMR ông là người sáng lập ra kinh tế học vĩ mô hiện đại.51

Câu 9: Tại sao nói lí thuyết của Keynes là trọng cầu. quan điểm này được thể hiện ntn trong lí thuyết việc làm của ông.52

Câu 1: Đặc điểm phương pháp luận của lí thuyết Keynes. Vì sao nói trường phái này vừa kế thừa vừa đối lập trường phái Tân cổ điển.

ØĐặc điểm phương pháp luận:

Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng).

Ví dụ như:

Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng:

-         Một là, đại lượng xuất phát (bao gồm nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao động, mức độ trang bị kĩ thuật của sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của người lao động, cơ cấu của chế độ xã hội). Là đại lượng không thay đổi hay thay đổi chậm chạp.

-         Hai là, đại lượng khả biến độc lập (là những khuynh hướng tâm lý như tiêu dùng, đầu tư, ưa chuộng tiền mặt,...). Là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm sự hoạt động của tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa.

-         Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc (là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cụ thể hóa tính trạng nền kinh tế như: khối lượng việc làm, thu nhập quốc dân, đơn vị tiền công) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến số độc lập.

-         Mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc:

Thu nhập (R) = giá trị sản lượng (Q) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)

Lịch sử các học thuyết kinh tếNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ