CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG (CỔ ĐIỂN PHÁP)

6.1K 6 0
                                    

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp.7

Câu 2: Nêu sự giống nhau của 2 trường phái cổ điển Anh và Pháp. 7

= Trình bày khái quát đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển.7

Câu 3: Phân tích các nội dung lí thuyết:8

Câu 4: Thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa trọng nông.

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp.

1.     Hoàn cảnh ra đời

Vào giữa thế kỷ thứ XVIII hoàn cảnh kinh tế - xã hội Pháp đã có những biến đổi làm xuấthiện chủ nghĩa trọng nông Pháp:

Thứ nhất,quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy đã kết thúc, xã hội bắt đầu bước vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy chưa làm đượccách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhưng sức mạnh kinh tế của nó rất to lớn, đặc biệt lànó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp… đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnhkinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời mà mâu thuẫn sâu sắcvới xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có lý luận giải quyết những mâu thuẫn đó.

Thứ ba, nguồn gốc của cải duy nhất là tiền, nguồn gốc sự giàu có của một quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn… (quan điểm của chủ nghĩa trọng thương) đã tỏ ra lỗi thời, bếtắc, cản trở tư bản sinh lời từ sản xuất… đòi hỏi cần phải đánh giá lại những quan điểm đó;

Thứ tư, ở Pháp lúc này có một tình hình đặc biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủnghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công trường thủ công phát triển thì lại khuyến khích chủ nghĩa trọngnông ra đời. Sự phát triển nông nghiệp Pháp theo hướng kinh tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệptheo lối tư bản chứ không bó hẹp kiểu phát canh thu tô theo lối địa chủ như trước. Đúng như Mác đánh giá: xã hội Pháp lúc bấy giờ là chế độ phong kiến nhưng lại có tính chất tư bản, còn xã hội tưbản lại mang cái vỏ bề ngoài của phong kiến.

2.     Đặc điểm chủ yếu

Trường phái trọng nông chuyển trọng tâm nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, đặc biệt đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Coi nó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải cho xã hội, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp.

Trường phái trọng nông đã đồng nhất sản xuất nông nghiệp với sản xuất vật chất, do đó đồng nhất địa tô vs sản phẩm ròng, sản phẩm thuần túy (sản phẩm thặng dư).

Chủ nghĩa trọng nông với lí luận về sản phẩm thuần túy đã reo mầm mống cho lí luận về giá trị thặng dư sau này.

Chủ nghĩa trọng nông là một trong những trường phái đầu tiên phân tích sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của xã hội phong kiến.

Lịch sử các học thuyết kinh tếNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ