Bàn về nhân tính

47 6 0
                                    

Về nhân tính

Nhân tính là bao hàm những hành vi phản ứng của con người trước thế giới khách quan, tức là gồm cả những phản ứng có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lí cơ thể (hay còn gọi là thú tính) và những phản ứng có tính lương tâm ở trong đó. Tại sao không nói nhân tính là đối lập với thú tính mà lại là bao hàm? Vì khi ta nói đến nhân tính tức là nói đến con người, một con người bình thường hay một con người đa nhân cách cũng chỉ là một con người, không thể phân chia ý thức của họ ra làm hai phần, mà là tất cả đều nằm trong một phần ý thức. Nếu nói nhân tính là một tồn tại đối lập với thú tính, vậy tức là từ khi con người sinh ra đã tồn tại cả hai phần đó trong hoạt động ý thức, như vậy sẽ rất mâu thuẫn với việc phần nhân tính lại luôn nổi trội hơn phần còn lại, nếu lấy sự răn đe xã hội ra làm lí do cho việc trội hơn thì lại càng không hợp lí, bởi từ sơ khai con người ta đã là một tồn tại nhân tính vượt qua những loài thú vật.

Con người vốn có nhân tính là ở chỗ chúng ta hơn các loài vật về mặt ý thức. Phản ứng ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện chỉ là những phản ứng tâm lí, tức những phản ứng do quy luật sinh học tri phối, và con người chính là hình thức cao nhất của sự phản ứng này tức là ý thức. Lao động và nhu cầu xã hội trong lao động của con người chính là một nhân tố hình thành nên ngôn ngữ và sự tự ý thức và là bước đầu tiên của việc hình thành cảm giác lương tâm, một phần của nhân tính. Con người biết lao động sản xuất, và vì lao động sản xuất không thể đơn lẻ, từ đó mới hình thành nên tính tập thể xã hội. Do nhu cầu của việc trao đổi tư tưởng và lưu giữ thông tin trong tập thể mà ngôn ngữ hình thành, lúc này con người ta có lẽ mới bắt đầu việc ý thức đến những nhân vị khác, cùng với đó là sự tự ý thức về bản thân, sự so sánh và phán xét cũng từ đây mà xuất hiện. Bắt đầu với những việc "cần phải làm" vì sự tự ý thức và xấu hổ về bản thân, con người ta tiến gần hơn một bước tới lương tâm, rồi khi xã hội càng phát triển, lại có thêm những việc cần phải làm vì sự ý thức về người khác, xấu hổ với họ, cảm giác tự phán xét bản thân được hoàn thiện và những quy chuẩn đạo đức được hình thành nhưng mới chỉ ở mức tự giác. Chúng ta biết kiềm chế lại cảm giác ham muốn do tâm lí thúc đẩy, biết nghĩ vì người khác, đây chính là nhân tính. Trong suốt thời gian phát triển của lương tâm, thú tính trong con người vẫn luôn hoạt động và dần dần bị lương tâm kìm hãm, lương tâm không hoàn toàn đối lập với thú tính, nó chỉ là một cách khác hay là một đường vòng để con người ta đạt được những nhu cầu của bản thân mà không phạm phải những thiết chế xã hội. Quá trình phát triển của lương tâm có lẽ là quá trình hoàn thiện cái "thú tính khôn ngoan" của con người, nhưng như vậy không có nghĩa là nhân tính chỉ là một bản nâng cấp của thú tính. Nhân tính còn là đúc kết kinh nghiệm trong bản thân mỗi nhân vị, vì nếu không thế, chẳng phải mọi nhân tính đều như nhau sao? Kinh nghiệm sống dạy ta nhiều thứ hơn cả lương tâm, lương tâm chỉ là một phần của nó, nó chính là nguồn gốc cho những cách ứng xử khác nhau của con người trong cùng một hoàn cảnh, những cách ứng xử ấy có thể vượt qua cả lương tri vì lương tri thì không bảo ta phải hi sinh tính mạng vì người khác, nhưng kinh nghiệm cho ta sự dũng cảm để làm điều đó.

Tổng kết lại, quá trình hình thành nhân tính bao gồm cả kinh nghiệm của mỗi con người, nhưng nhân tính lại không thể bao hàm cả kinh nghiệm mà chỉ nhận từ kinh nghiệm những gì nó cần để phản ứng trước hoàn cảnh vượt qua cả sự kìm kẹp của lương tri và ham muốn sinh lí của thú tính.

Ở đây tôi dùng "phản ứng" mà không dùng phản ánh vì tôi chỉ muốn phân tích việc những tác động bên ngoài có ảnh hưởng thế nào đến con người, chứ chưa nói đến quá trình ngược lại vì nó sẽ rất dài.

Con người taNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ