Chương 6: Sơn Quân phả

282 3 0
                                    

Chương 6: Phả ký Sơn Quân

Sơn Quân! Sơn Quân! Mình sắc trắng là giống chính tông. Đứng bày hàng với các vì tinh tú trên trời, trấn ngự ở phương Tây. Cùng với các sao Thanh Long Chu Tước và Huyền Vũ trấn thủ bốn phương trời. Đời Xuân Thu xuống cho Tử Văn bú, sau Tử Văn làm tướng nước Sở. Vì vậy người Sở kiêng tên "hổ" mà gọi là "Ô Đồ"(1). Cuối niên hiệu Trinh Quán đời Đường, thác sinh làm Tiết Nhân Quý (2), giúp vua Thái Tông bình định Cao Ly. Tiết Cương, Tiết Cường đều là dòng dõi.

Sơn Quân sắc đỏ phát tích ở triều Ngu, dự hàng cửu quan (3). Đời sau có Chu Tam, tức là cháu xa. Lại như: giúp Chu Tuyên Vương bình định Hoài Nam (4), làm ngũ tướng quân khôi phục nhà Hán (5). Giữ đất Ba Thục để trông vào Trung Nguyên (6), giúp Tần Mục Công làm bá chủ chư hầu (7). Tống Thái Tông giống được bước đi mà làm chủ thiên hạ (8); Hán Ban Siêu giống được cái đầu mà được phong làm hầu muôn dặm (9).

Đó là loài hổ thiện.

Còn như: Sùng Hầu thì gièm pha Văn Vương (10). Dương Hóa thì trộm rùa lớn (11), nhãng để phòng thì phá củi ra (12), làm mộng gở để ăn cũng bọn (13); hổ đẻ (14), hổ nằm (15) đều có tiếng hổ dữ.

Đó là loài hổ ác.

Phân loại có nhiều giống khác nhau, nhưng nhân nghĩa, dũng mãnh thì cùng chung một tính. Sinh con thì chăm nom nuôi nấng, há không phải là nhân? Chính sự tốt thì sang sông lánh sang phía bắc (16), há không phải là nghĩa? Ở đâu thì đến rau lê, rau hoắc cũng không ai dám hái (17), hả không phải là dũng mãnh ư?

Vì vậy, thiên hạ đều sợ. Trên bình phong đắp tượng hổ, nhà đạo sĩ vẽ hình hổ, tướng xưng là hổ tướng, quân gọi là hổ bôn. Bài hổ, ấn hổ là lấy nghĩa về võ; tướng hổ, cửa hổ là lấy nghĩa về uy; sức như hổ là lấy nghĩa về mạnh; gầm như hổ là lấy nghĩa về tiếng. Da hổ có vằn rực rỡ, thiên hạ đều rất ưa thích, ngựa nước Lỗ đội vào mà đánh lui quân thù (18), Trương Hoành Cừ ngồi lên mà giảng dạy Kinh Dịch (19); vua nhà Tần lấy để khâu túi đựng cung; vua nhà Chu dùng để phong cho Hàn Hầu.

Thế là vừa được người sợ, lại vừa được người yêu.

Bởi vậy, Thượng đế phong làm Sơn Quân và gọi là đại nhân (20). Ngày thụ phong, hổ phủ phục kêu rằng:

- Có vua, há lẽ không có bầy tôi?

Thượng đế ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi gọi thần gió (21) đến truyền rằng:

- Sắc cho người làm bẫy tôi Sơn Quân. Nhưng, tính nết của y, khi mừng thì là em con rồng, mà giận thì là anh Con sói (22). Bởi vậy, khi y mừng thì ngươi nên lượn vòng quanh mà dỗ dành ve vuốt, khi y giận thì người chớ làm sừng làm cánh (23) cho y, chớ có ở chung với y. Phải đợi khi y cất tiếng gầm hãy đến.

Sơn Quân nghe mệnh lệnh lấy làm đắc ý, cúi đầu lạy tạ rồi gầm thét bước ra, gặp người thì cắn hại. Bởi vậy người ta phải ở sàn cao và đóng kín cửa để lánh hại, đặt cạm, giăng lưới để trừ nó đi. Hổ rời khỏi núi là mất uy thế ngay: bị Biện Trang đâm chết (24), bị Phùng Phụ bắt sống (25), Cung Thúc Đoạn tay không mà bắt được dâng vua (26), Tống Công Minh cưỡi lưng không nhảy xuống (27), Địch Lương Công giẫm lên đuôi mà không kinh (28), bọn Lý Ưng tát vào mõm mà chẳng sợ (29). Cho nên Kinh Dịch có câu : “Không cắn người, tốt (30)”.

THÁNH TÔNG DI THẢO Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ