Trung Quốc, đời nhà Trần, người hầu cận Thái Tử là Từ Đức Ngôn có tình với Nhạc Xương công chúa.
Khi nhà Trần suy loạn, Từ bảo công chúa:
– Nước mất, nàng tất lọt vào nhà quyền quý. Nếu tình duyên chưa dứt thì còn có ngày được gặp nhau.
Đoạn, bẻ tấm gương làm đôi, mỗi người giữ một mảnh hẹn nhau đến ngày thượng nguyên sẽ đem gương đến kinh đô bán để tìm nhau.
Bấy giờ, giặc đánh vào đế đô. Từ chạy thoát, còn công chúa bị tướng giặc là Việt Công bắt ép làm vợ. Đến ngày rằm tháng giêng, Từ đem mảnh gương ra chợ bán, thấy có người cùng bán một mảnh gương giống của mình. Lấy hai mảnh gương ghép lại thì liền nhau như một. Từ bèn gởi cho người bán gương, nhờ đem về cho chủ mảnh gương ấy và kèm theo một bài thơ:
Người đi gương cũng đi,
Gương về người chưa về.
Chị Hằng đâu chẳng thấy,
Chỉ thấy ánh trăng lòe.Nguyên văn:
Cảnh dữ nhơn câu khứ,
Cảnh quy nhơn vị quy
Vô phục Hằng Nga ảnh,
Không lưu minh nguyệt huy.Nhạc Xương công chúa đọc thơ khóc rống lên. Việt Công hỏi, công chúa thuật lại cả. Việt công lấy làm cảm động, thương tình bèn cho cả hai người tái hợp.
Trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của cụ Nguyễn Du có câu:
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
BẠN ĐANG ĐỌC
ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ
PoesíaMỘT ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ MÀ BẠN TỪNG ĐỌC VÀ THẤY ẤN TƯỢNG? Nhà thơ Lý Bạch từng có câu "Mỹ nhân nhất tiếu hoán thiên kim", tức người đẹp nở một nụ cười đáng đổi lấy nghìn lạng vàng, hay chúng ta thường gọi là "nụ cười đáng giá ngàn vàng". Mỹ nhân được...