4. Triều phục Cung tần
a) Sơ lược
- Triều phục của các bậc Cung tần không phải là Phượng bào như của Công chúa hay Hoàng thái hậu, Hoàng hậu mà lại được quy định bằng 1 loại áo khác, gọi là áo Nhật Bình.
- Nói qua về Nhật Bình thì là Thường phục của Hoàng hậu, Hoàng thái hậu và Công chúa, đối với Cung tần thì được dùng làm Triều phục.
+ Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong của nhà Minh, Trung Quốc nhưng vẫn có sự đặc sắc riêng của văn hóa Việt Nam
+ Là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản, phía trước có 2 dải dây dùng để buộc 2 vạt áo.
+ Do hoa văn ở cổ áo khi khép lại tạo thành hình chữ nhật ngay trước ngực người mặc nên gọi là Nhật Bình.
+ Khắp thân áo trang trí theo thể thức hoa văn chính là dạng hình tròn khép kín, rải rác khắp áo đan xen với hình phượng múa, hoa lá đính thêm các hạt tuyến lấp lánh.
+ Ở tay áo có thêu dải màu gồm 5 màu, tượng trưng cho Ngũ hành (Kim, mộc, thủu, hỏa, thổ): lục, đỏ, trắng, xanh, vàng; tuy nhiên quy chế này không áp dụng cho áo Nhật Bình của Hoàng hậu và Hoàng thái hậu.
+ Màu áo theo quy chế của bậc Hậu là màu vàng chính sắc, đôi khi là màu Hỏa hoàng (cam); bậc Công chúa đều là màu đỏ chính sắc (hoa xích); phi tần Nhất giai và Nhị giai là màu xích đào (đỏ đậm); bậc Tam giai là màu chính tử (tím chính sắc); bậc Tứ giai là màu đạm tử (tím nhạt)
* Hiện vật áo Nhật Bình của bậc Hoàng hậu. Có thể là của Nam Phương Hoàng hậu.
+ Bậc Nữ quan mặc áo Nhật Bình theo kiểu dáng và màu sắc đơn giản nhất, gần giống với áo Phi phong nguyên mẫu nhất
* Hiện vật áo Nhật Bình với kiểu dáng và hoa văn đơn giản, có thể là của bậc Nữ quan.
+ Một vài điểm để phân biệt áo Nhật Bình và Đối Khâm Phi Phong:
• Nhật Bình nhà Nguyễn chỉ dài quá đầu gối, tay áo dài bằng vạt hoặc dài quét đất; Phi Phong nhà Minh dài đến chân
• Nhật Bình còn có 1 điểm đặc biệt khác so với Phi Phong đó là có cài 1 cái cúc áo (gọi là Khấu) chất liệu có thể làm bằng vàng hoặc châu ngọc.
b) Quy chế
- Cung tần Nhất- Nhị giai:
+ Mũ: 1 chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, 10 cây trâm hoa
+ Y phục:
• Áo Nhật Bình làm bằng sa màu xích đào thêu hoa văn hình đoàn loan (loan là loài chim giống như phượng nhưng chỉ có 1 dải đuôi, khác với phượng có 3 dải đuôi)
• Thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu đoàn loan
- Cung tần Tam giai:
+ Mũ: 1 chiếc Tam phượng Kim ước phát, 8 trâm hoa
+ Y phục:
• Áo Nhật Bình làm bằng sa màu tím chính sắc (chính tử) thêu đoàn loan
• Thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu đoàn loan
- Cung tần Tứ giai:
+ Mũ: Nhất phượng Kim ước phát, 8 trâm hoa
+ Y phục:
• Áo Nhật Bình làm bằng sa màu tím nhạt (đạm tử) thêu đoàn loan
• Thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu đoàn loan
* Quy chế năm Thiệu Trị thứ 6 (1846): quy định các bậc cung tần Nhất giai và Nhị giai đều đội Kim ước phát có 3 Kim bác sơn
- Nhất giai: Kim ước phát đính 8 hình phượng
- Nhị giai: Kim ước phát đính 7 hình phượng
- Tam giai: búi tóc tròn cài trâm hình phượng
- Tứ giai: búi tóc tròn nhưng không cài trâm
* Hiện vật trang sức Kim bác sơn có đính 3 hình phượng bằng vàng của 1 vương phi thời chúa Nguyễn.
- Thời Nguyễn sơ, các bậc cung tần đều mặc Nhật Bình và đội Kim ước phát, đến thời Đồng Khánh, Khải Định thì các phụ nữ quý tộc lại đội khăn vành dây mặc với áo Nhật Bình, điều này cho thấy quy chế trang phục vẫn còn được thay đổi.
- Khăn vành dây (gọi tắt là Khăn vành) là khổ vải màu xanh dài chừng 8-10 m, rộng khoảng 30 cm, được gấp nếp nhiều vòng quanh đầu, có lúc lên tới 20 - 30 vòng.
* Tranh vẽ Trưởng công chúa mặc áo Nhật Bình quấn khăn vành dây.
766 từ
--------------------------------------------------------------
BẠN ĐANG ĐỌC
NHÀ NGUYỄN - Tiền triều và Hậu cung
غير روائيMột cuốn sổ nữa được ra lò, và lần này ta sẽ đến với triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta - nhà Nguyễn Cuốn sổ này giống như cuốn sổ trước của mình là Hậu cung nhà Thanh, sẽ cung cấp thông tin về Hậu cung cũng như Tiền triều và những vấn đề liên...