Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) Theo

41 1 0
                                    


Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được đặc trưng bởi một hình thái của việc không quan tâm đến hậu quả và quyền lợi của người khác. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn lâm sàng. Điều trị có thể bao gồm điều trị nhận thức hành vi, thuốc an thần kinh và thuốc chống trầm cảm.

(Xem thêm .)

Người có rối loạn nhân cách chống đối xã hội có hành động trái pháp luật, lừa dối, bóc lột, liều lĩnh vì lợi ích hoặc sự thích thú cá nhân và không hối hận; họ có thể làm như sau:

· Bào chữa hoặc hợp lý hóa hành vi của họ (ví dụ, suy nghĩ rằng kẻ thua cuộc xứng đáng bị như vậy, bảo vệ vị trí số một của bản thân)

· Đổ lỗi cho nạn nhân là ngu xuẩn hay bất lực

· Thờ ơ với những ảnh hưởng có hại và mang tính bóc lột trong hành động của họ đối với người khác

Tỷ lệ được báo cáo là thay đổi nhưng có lẽ tỉ lệ khoảng 1 đến 3,6% dân số chung. Rối loạn này phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ (6:1), và có yếu tố di truyền cao. Tỷ lệ giảm theo độ tuổi, cho thấy theo thời gian bệnh nhân có thể học hỏi thêm giúp thay đổi hành vi không thích nghi của họ và cố gắng xây dựng một cuộc sống.

Bệnh lý đồng diễn là phổ biến. Hầu hết bệnh nhân cũng có (và khoảng một nửa trong số những người có rối loạn sử dụng chất đáp ứng các tiêu chí về rối loạn nhân cách chống đối xã hội). Bệnh nhân có rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường có , , hoặc là .

Nguyên nhân

Cả hai yếu tố di truyền và môi trường (ví dụ, lạm dụng trong thời thơ ấu) đều góp phần vào sự phát triển của rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Một cơ chế có thể là sự hiếu chiến mang tính xung động, liên quan đến chức năng vận chuyển serotonin bất thường. Không quan tâm đến sự đau đớn của người khác trong thời thơ ấu có liên quan với hành vi chống đối xã hội vào giai đoạn sau của thời kì thanh thiếu niên.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội phổ biến hơn trong số những họ hàng bậc 1 của bệnh nhân so với trong dân số chung. Nguy cơ phát triển rối loạn này tăng lên ở cả trẻ được nhận nuôi và cả trẻ là con đẻ của cha mẹ có rối loạn.

Nếu kèm theo rối loạn tăng động/giảm chú ý phát triển trước 10 tuổi, nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong giai đoạn trưởng thành sẽ tăng lên. Nguy cơ rối loạn hành vi phát triển thành rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể tăng lên khi cha mẹ lạm dụng hoặc bỏ bê đứa trẻ hoặc không nhất quán trong kỷ luật hoặc trong cách làm cha mẹ (ví dụ chuyển từ sự ấm áp và hỗ trợ thành sự lạnh lùng và phê bình).

Triệu chứng và Dấu hiệu

Bệnh nhân có rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể biểu hiện sự coi thường người khác và pháp luật bằng cách phá hủy tài sản, quấy rối người khác hoặc ăn cắp. Họ có thể lừa dối, bóc lột, lừa đảo hoặc thao túng con người để có được thứ chúng muốn (ví dụ như tiền, quyền lực, tình dục). Họ có thể sử dụng một bí danh.

Rối loạn nhân cáchNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ