Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)

25 4 0
                                    


Rối loạn nhân cách ranh giới được đặc trưng bởi một hình thái toàn thể về sự không ổn định và quá nhạy cảm trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, sự mất ổn định về hình ảnh của bản thân, sự dao động tâm trạng quá lớn và xung động. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn lâm sàng. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý và hóa dược.

(Xem thêm .)

Bệnh nhân có rối loạn nhân cách ranh giới ít chịu đựng được sự cô đơn; họ cố gắng một cách mãnh liệt để tránh bị bỏ rơi và tạo ra các cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như thực hiện các cử chỉ tự sát theo cách khuyến khích việc cứu giúp và được chăm sóc bởi người khác.

Tỷ lệ hiện mắc được báo cáo của rối loạn nhân cách ranh giới thay đổi nhưng có lẽ khoảng từ 1,7 đến 3% trong dân số chung, nhưng lên đến 15 đến 20% ở những bệnh nhân đang điều trị bệnh rối loạn tâm thần. Ở các cơ sở lâm sàng, 75% bệnh nhân rối loạn này là nữ, nhưng trong dân số chung, tỷ lệ nam giới và nữ giới là 1: 1.

Bệnh lý đồng diễn thường phức tạp. Bệnh nhân thường có một số rối loạn khác, đặc biệt , (ví dụ rối loạn hoảng sợ), và , cũng như và .

Nguyên nhân

Sự căng thẳng từ thời thơ ấu có thể góp phần vào sự phát triển của rối loạn nhân cách ranh giới. Một tiền sử thời thơ ấu về lạm dụng thể chất và tình dục, bị bỏ rơi, tách biệt với người chăm sóc, và/hoặc mất cha mẹ là phổ biến ở những bệnh nhân có rối loạn nhân cách ranh giới.

Một số người có thể có khuynh hướng di truyền những phản ứng bệnh học đối với những căng thẳng trong môi trường cuộc sống, và rối loạn nhân cách ranh giới dường như có một thành tố di truyền. Những họ hàng bậc 1 của bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 5 lần so với dân số chung. Sự rối loạn trong chức năng điều hòa của hệ thống não bộ và các hệ thống neuropeptide cũng có thể đóng góp vào nguyên nhân gây bệnh nhưng không xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Khi bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới cảm thấy rằng họ đang bị bỏ rơi hoặc bỏ mặc, họ cảm thấy sợ hãi hoặc tức giận cao độ. Ví dụ, họ có thể trở nên hoảng sợ hoặc giận dữ khi ai đó quan trọng đối với họ đến muộn vài phút hoặc hủy bỏ cam kết. Họ nghĩ rằng việc bỏ rơi này có nghĩa họ là những người xấu. Họ sợ bị bỏ rơi một phần vì họ không muốn bị cô đơn.

Những bệnh nhân này có xu hướng thay đổi quan điểm của họ về những người khác một cách tức thời và đột ngột. Họ có thể lý tưởng hóa một người chăm sóc tiềm năng hoặc người yêu trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, đòi hỏi dành nhiều thời gian bên nhau, và chia sẻ mọi thứ. Đột nhiên, họ có thể cảm thấy rằng người đó không dành đủ sự quan tâm, và họ trở nên vỡ mộng; sau đó họ có thể coi thường hoặc trở nên tức giận với người đó. Sự chuyển đổi từ sự lý tưởng hóa sang sự coi thường phản ánh lối suy nghĩ đen trắng (phân chia, phân cực giữa tốt và xấu).

Rối loạn nhân cáchNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ