(Hôm nay mình hạc bài "rèn luyện óc tinh tế" nha các bạn trong câu lạc bộ CD)
Chơi với người tinh tế rất thích, vì nó đồng nghĩa chơi với người thông minh và nhạy cảm.Người tinh tế luôn thấy được các điều li ti nhỏ xíu trong người khác, trong mọi sự việc. Nên xửsự cũng từ đó mà khéo léo hơn, được việc hơn.
Óc tinh tế, phần lớn là do bẩm sinh, cứ sinh ra tự nhiên nó thông minh tinh tế. Một đứa trẻ mầmnon có gương mặt sáng bừng, biết quan sát đám đông để phản ứng sao cho phù hợp, ví dụ nóbiết nhịn, không ta ben ( ta ben tiếng Trung Quốc là ỉa ) lúc cha mẹ đang ăn cơm là 1 đứa trẻtinh tế. Khi lớn lên, nếu được giáo dục tốt về nhân cách, chắc chắn đứa trẻ ấy sẽ thành công.
Tinh tế, nôm na là đi guốc trong bụng. Mày nghĩ gì, tao đều biết hết. Và tìm cách làm cho họ vuilòng. Xoay chuyển mọi tình thế. Rút lui khi thấy dấu hiệu cần phải rút. Tiến tới, quẹo trái quẹophải lúc được bật đèn xanh, bật xi-nhan..nên người tinh tế nhanh chóng đạt được mục đíchtrong giao tiếp.
Nhưng vấn đề quan trọng là, óc tinh tế có đào tạo được không. Câu trả lời là được. Học tập từcha mẹ, thầy cô, sếp, đồng nghiệp tinh tế cũng giúp mình có óc tinh tế. Kiểu ăn coi ngồi, nồi coihướng ( dượng bị alzheimer nên hay lẫn lộn, bạn nào sắp xếp lại giùm dượng).
Vì sao phải đào tạo sự tinh tế cho mỗi đứa trẻ? Bởi vì vì tương lai của nó. Làm gì thì làm, dù làkỹ sư hay bác sĩ, giáo viên hay công nhân, giao tiếp vẫn là chìa khoá để thành đạt, trở thànhlãnh đạo hay thăng tiến. Ví dụ như là công nhân, nếu có sự quan sát, nhanh chóng hướng dẫnngười khác làm theo, đọc được ý nghĩ của lãnh đạo....thì khả năng làm nhóm trưởng, phân độitrưởng hay quản đốc nhà máy là rất cao. Không ai đề bạt cái đứa lù đù, ăn trên ngồi trước,không dòm không ngó, mắt mũi để đâu đâu...sao làm lãnh đạo được. Tầm nhìn chỉ thấy có mỗidĩa thịt heo trước mặt thì thua.
Người làm kinh tế thì càng phải được chú trọng rèn luyện kỹ năng này. Giao tiếp trong kinhdoanh rất nhiều, óc tinh tế sẽ giúp họ luôn đạt được điều họ muốn. Và ai cũng ngưỡng mộ, nểphục, muốn làm ăn với họ.
Và muốn tinh tế, người ta tổng kết phải có hai điều: yêu người và tập trung khi nói chuyện.
BẠN ĐANG ĐỌC
Cà Phê Cùng Tony
Short StoryCà phê cùng Tony là sự tập hợp các bài viết trên trạng mạng xã hội của tác giả Tony Buổi Sáng (TnBS) về những bài học, câu chuyện anh đã trải nghiệm trong cuộc sống. Đó có thể là cách anh chia sẻ với các bạn trẻ về những chuyện to tát như khởi nghiệ...