Part 2: Gia thế của Max

9 1 0
                                    

Gia đình Hoàng tử Maximilian Emanuel

"Hoàng tử nhỏ", hay Hoàng tử Max, là những biệt danh cậu thường được gọi trong quân đội Thụy Điển. Cậu sinh ra ở Stuttgart vào ngày 27/2/1689. Cha cậu là Công tước xứ Wuerttemberg, Friedrich Karl, tổ tiên của nhánh Wuerttemberg-Winnenthal, là con trai thứ bảy của Công tước Eberhard III và người vợ đầu Anna Katharina, là nhiếp chính của xứ Salm-Kyrburg. Công tước Friedrich Karl mất sớm vào năm 1698, hưởng dương 46 tuổi. Ông kết hôn với Nữ Công tước Eleonora Juliana, con gái bá tước Albrecht xứ Brandenburg-Ansbach với người vợ thứ hai Sophia Margaretha, Nữ Công tước xứ Oettingen.

Công tước Friedrich Karl và vợ có 7 người con, lần lượt là:

1. Karl Alexander (1684-1737), là người kế vị, trị vì từ 1733 – 1737.

2. Dorothea Charlotta (1685-1687)

3. Friedrich Karl (1686-1687)

4. Heinrich Friedrich (1687 – 1734)

5. Maximilian Emanuel (1689-1709)

6. Friedrich Ludwig (1690 – 1734)

7. Christiana Charlotta (1694 – 1729)

Tranh khắc đồng Hoàng tử Maximilian Emanuel của tác giả người Pháp Boëtius

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Tranh khắc đồng Hoàng tử Maximilian Emanuel của tác giả người Pháp Boëtius

Năm 1633, ông nội của hoàng tử Maximilian Emanuel, Công tước Eberhard III xứ Wuerttemberg đã gia nhập Liên minh Heilbronn cùng với người Thụy Điển trong chiến tranh 30 năm. Trong một trận chiến ác liệt tại Nordlingen năm 1634, vùng đất của ông bị quân bảo hoàng xâm chiếm, nhưng đã giành lại được nhờ sự can thiệp của Thụy Điển tại Hòa ước Westphalia năm 1648.

Cha của Maximilian, Công tước Friedrich Karl, là một người có tiếng, rất được tôn trọng. Sau khi học xong đại học, ông đã đi nhiều nơi để phục vụ cho mục đích giáo dục học tập, bao gồm Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Đan Mạch và Thụy Điển. Ông đã tới thăm Thụy Điển năm 1672. Ông đã được chào đón nồng nhiệt ở Stockholm. Ở tuổi 22, ông đã là chỉ huy của một trung đoàn kị binh và tham gia một cuộc chiến chống Pháp, đặc biệt là trong trận bao vây pháo đài Philippsburgs năm 1676. Tuy nhiên, vào năm sau đó, ông phải trở về Stuttgart sau khi nhận tin về cái chết của anh trai, công tước đang trị vì lúc đó. Từ năm 1677-1692 ông là người giám hộ cho cháu trai Eberhard Ludwig và trở thành người cai trị Công quốc Wuerttemberg.

Năm 1690, Công tước Friedrich Karl trở thành tướng kị binh hoàng gia. Năm 1691, ông tham gia Đại liên minh thứ hai chống lại vua Louis XIV và tích cực trong chiến tranh Palatinate. Trong trận Speier năm 1692, ngài Công tước đã gặp nguy hiểm chết người. Sau khi quân Pháp vượt sông Rhine, Friedrich Karl được giao nhiệm vụ ngăn quân địch tiến xa hơn. Lúc này ông đã hội quân với các em trai Ludwig và Johann Friedrich. Tuy nhiên vào ngày 17/9, ông đã bị quân Pháp bắt tại Oetesheim và trở thành tù binh ở Strasbourg, về sau chuyển về Paris. Đầu tháng 1 năm 1693, ông được trả tự do. Ông được Hoàng đế thăng chức thành Nguyên soái năm 1694. Cùng năm ấy, ông lại đi chinh chiến, nhưng buộc phải từ chức sau một năm do sức khỏe suy giảm. Ông mất vào ngày 20/12/1698. Châm ngôn sống của ông là: "Khó khăn là một điều quen thuộc với người can đảm". Nữ Công tước Eleonora Juliana mất ngày 4/3/1724. Hai vợ chồng đều được chôn cất ở Giáo phận Stuttgart.

Bản dịch - Hoảng tử Max xứ Wuerttemberg của tác giả  Max Schürer von WaldheimNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ