HỌC VẤN VÀ GIA NHẬP QUÂN ĐỘI THỤY ĐIỂN
Việc học tập của hoàng tử được bắt đầu vào năm 9 tuổi. Maximilian Emanuel bắt đầu học lên cao ở Đại học tại quê nhà ở Tuebingen cùng với hai anh trai là Heinrich Friedrich và Friedrich Ludwig vào tháng Một năm 1698.
Nam tước Peter Forstner von Dambenoy đi cùng tới Tuebingen với tư cách là gia sư và thầy học cho hoàng tử.
Hoàng tử Max rất thích học tiếng Pháp. Mặc dù cậu khá khinh bỉ tiếng Latin do phương pháp giảng dạy nhàm chán nhưng cậu vẫn tiếp thu tốt ngôn ngữ và có thể sử dụng được tiếng Latin. Trong giờ học lịch sử, cậu đặc biệt thích những câu chuyện về chiến tranh và những câu chuyện về cuộc đời của những người vĩ đại. Cậu thích nhất là học toán và khoa học quân sự.
Ngoài việc học trong sách vở, cậu còn chăm chỉ luyện tập đấu kiếm và cưỡi ngựa, và về sau, những điều này đã thể hiện nhiều kỹ năng và lòng dũng cảm của cậu.
Cậu cũng được học khiêu vũ nhưng chậm tiến bộ do không hứng thú.
Sau ba năm học ở Tuebingen, hoàng tử Max được gửi đến Đại học Geneva năm 1701. Tại đây, cậu được gặp người gia sư mới – Nam tước Gottlob von Nostiz. Ở nơi đây, Hoàng tử được nghe thuyết giảng bởi Tronchin, Pictet, Turretin, v.v và được làm quen với những người ngoại quốc trong thành phố.
Tháng 10 năm 1702, cậu trở lại Stuttgart. Trái tim chiến binh giờ đây khát khao một thế giới rộng lớn hơn. Cậu muốn cầm kiếm trên tay thay vì cầm sách.
Thời ấy, có nhiều chiến trường ở châu Âu để lựa chọn. Thường thì các hoàng tử của Wuerttemberg sẽ gia nhập quân đội Đức, nhưng chúng ta vẫn thấy họ còn có mặt ở Hà Lan, Ba Lan và Đan Mạch. Nói chung là, họ sẽ gia nhập ở nơi mà tại thời điểm đó có cơ hội thăng tiến cao, nhưng nhất định sẽ không làm trái ý muốn của cha họ. Vậy thì, có vẻ như là Hoàng tử Maximilian Emanuel đã được định hướng bởi những cân nhắc riêng của cá nhân.
Vào thời điểm ấy, danh tiếng của Karl XII bay xa với những chiến thắng giòn giã trên đất Âu. Và ngài cũng được ca ngợi bởi sự công bằng, độ lượng, trung thực, sự kính sợ Chúa và lòng dũng cảm không ai sánh được. Tất cả những điều này chạm tới Max và con tim của cậu đã quyết định nơi mình sẽ thuộc về.
Hoàng tử Max muốn được học hỏi và phụng sự vị vua trẻ của Thụy Điển. Cậu còn thuyết phục mẹ mình tạo điều kiện để mình đăng kí gia nhập quân đội Thụy Điển. Đầu tháng 10 năm 1702, nữ Công tước Eleonora Juliana đã có lời gửi đến Karl XII.
Không ai có thể đàm phán tốt việc này với Karl XII bằng thầy học của hoàng tử, Johann Osiander. Ông có nhiều sự nghiệp, vừa là mục sư, vừa là thầy giáo của các hoàng tử Wuerttemberg, vừa là giáo sư, vừa là chiến binh và chỉ huy ở Tuebingen, vừa là nhà ngoại giao, v.v. Ông đã từng tới Stockholm để làm nhiệm vụ ngoại giao, và ở đó ông đã thấy những chiến lợi phẩm quý giá từ trận Narva.
Osiander được gửi tới để gặp Karl XII, khi đó đang ở Krakow. Tại đây ông đã gặp Magnus Stenbock, người đã được ông cứu sống sau cuộc thanh trừng Tin lành Huguenot ở Paris. Thông qua trung gian của Stenbock, Osiander đã được ưu tiên gặp Karl XII. Cuộc gặp thuận lợi đến nỗi mà Karl đã đưa ra đề nghị Osiander làm tướng trong quân đội của mình trước khi ông ra về. Tuy nhiên, ông đã từ chối khéo. Trước khi ông đi, vua Karl dặn ông quay lại và mang theo hoàng tử Wuerttemberg tới.
BẠN ĐANG ĐỌC
Bản dịch - Hoảng tử Max xứ Wuerttemberg của tác giả Max Schürer von Waldheim
SachbücherHồi trước mình có xem những clip Youtube ngắn của các Hetalians Thụy Điển làm về lịch sử của nhà Bắc Âu (các bạn ấy xóa rồi). Trong series có 1 vai là Kalle - tức vua Karl XII, vừa là anh hùng nhưng cũng là tội đồ khiến Đế chế Thụy Điển sụp đổ, và l...