Chương Hai: Phong Bao Đỏ

376 72 18
                                    

Haruchiyo: Tam Đồ Xuân Thiên Dạ

Senju: Minh Tư Thiên Chú

Takeomi: Minh Tư Vũ Thần

________________________

Kể từ cái lúc ấy, nó không còn là Minh Tư Xuân Thiên Dạ nữa mà là Tam Đồ Xuân Thiên Dạ, gạt bỏ quá khứ sang một bên, bắt đầu một cuộc sống mới cùng cái tên mới.

Nữ cảnh sát tốt bụng ấy tên là Tam Đồ Hà Kiều Nhu. Một người phụ nữ trung niên góa chồng bốn năm trước, cô không có con, sống một mình đơn lẻ đến tận bây giờ. Vì tính chất công việc nên nó phải chuyển đến tỉnh Chiết Giang sinh sống.

Sau vụ tai nạn ấy, Xuân vẫn còn e ngại khi tiếp xúc với Nhu, chỉ đáp vâng dạ, ngoài ra không còn nói gì cả. Phải nói, cô ấy rất tốt với Xuân, mỗi buổi chiều thường cho nó ra ngoài đi dạo gần Tây Hồ* cho thoải mái đầu óc, bữa cơm tối nấu nhiều món Xuân thích.

Nó được học tại một ngôi trường nhỏ trong thành phố nhưng cũng chả khác lúc trước là mấy, vẫn bị bọn trong lớp bắt nạt và bị gọi là kẻ lập dị. Dần dần, Xuân trở nên khép kín, chỉ đi học rồi đi về, không đi chơi giống mấy đứa cùng trang lứa mặc dù được cô Nhu cho rất nhiều tiền ăn vặt.

Cuộc sống ấy vẫn bình thường trôi qua cho đến khi Xuân mười sáu tuổi, một phong bao màu đỏ được gửi đến trước cửa nhà, trên đó còn ghi rõ

Gửi: "Tam Đồ Xuân Thiên Dạ". Lúc nó mở ra nó cảm thấy lạ lẫm và khó hiểu.

Một nắm tóc màu đen vàng dài được buộc gọn lại bằng sợi dây đỏ.

Lúc đó Xuân nghĩ rằng, mẹ bố thằng ranh nào điên thế không biết, tự nhiên rảnh rang đi gửi cái thứ vớ va vớ vẩn tới đây.

Và đó cũng là lần đầu tiên cái phong bao đỏ tới nhà nó.

Mỗi ngày về đến nhà là cái thứ đó sẽ được đặt trước cửa nhà Xuân, hôm thì nó sẽ vứt đi, hôm nó mặc kệ, có hôm Xuân hỏi Nhu:

"Cô Nhu, mỗi lần cô về cô có thấy cái phong bao đỏ nào được đặt trước nhà không?"

"Cô không thấy cái phong bao đỏ nào cả, con hỏi để làm gì?"

"Dạ, không có gì đâu." Xuân nói rồi đóng cửa phòng ngủ.

Kệ cha nó đi, dần rồi bọn điên ấy chán ấy mà.

_______________________

Mấy năm sau, Xuân thi đỗ học viện Cảnh Sát nhân dân ở Bắc Kinh, nó tạm biệt cô Nhu - người đã nuôi Xuân đến lúc nó trưởng thành. Xuân vào học viện Cảnh Sát nhân dân một phần vì cô Nhu, phần khác nó làm vì mong ước của người anh trai quá cố.

Thực chất, Xuân cũng chả muốn làm cảnh sát mấy, nó làm vì người thân yêu của nó thôi. Trước khi đi, Xuân có đến thăm mộ của gia đình, thắp mấy que nhang để nó đi bình an, công việc học hành sao cho thuận lợi.

"Bố, Mẹ công ơn sinh thành của hai người con sẽ mãi ghi nhớ đến cuối đời này. Anh Vũ, Thiên Chú, cảm ơn vì đã là gia đình của em."

Xuân đứng lẩm nhẩm một hồi rồi ra chỗ mộ của Thiên Chú, nó ngồi hẳn xuống đất tựa đầu vào vào bia mộ của con bé nhắm mắt lại. Xuân ngồi bó gối, nó cảm giác tủi thân và cô độc, cứ như cả thế giới này chỉ còn mình nó.

Xuân nhắm mắt lại, dòng lệ ấm tuôn trào ra trong thầm lặng. Nó cảm thấy đây là lần đầu tiên yếu đuối sau bao nhiêu năm cố gắng mạnh mẽ. Bản thân Xuân có lẽ đã phải gắng gượng trong nhiều suốt thời gian qua rồi.

Lúc ấy, Xuân ngủ lúc nào không có hay. Một mình nó tại cái nghĩa địa vắng tanh người, xung quanh chỉ có cây cỏ và mùi nhang mới đốt. Người ngoài còn thấy rợn người dùm Xuân, rồi cũng thán phục nó ở lại cái chỗ chôn người chết đó lâu đến vậy.

Từ đâu một nhóm người bước tới chỗ Xuân trong im lặng, mỗi bước đi để lại những cánh hoa đỏ xen lẫn hoa trắng rơi trên nền đất. Tiếng nhạc đám ma kêu rõ to nhưng không làm Xuân tỉnh giấc.

Người đi đầu mặc một bộ phục đỏ dài đến chân, ống tay áo khá dài phẩy phẩy như Đường Tăng trong phim Tôn Ngộ Không, tay thì dùng gậy dò đường đi.

Mấy người theo sau đang đỡ một người con trai có mái tóc dài đen xen lẫn vàng, trên người mặc trang phục cưới Phong Quan Hạ dành cho tân lang. Chân anh ta lê lết dưới nền đất nhìn như đã chết. Người đi đầu đó dừng lại trước mặt Xuân, nói:

"Rằm âm lịch tháng bảy bảy năm sau rước dâu."

Xuân bất chợt tỉnh dậy, cả người vã mồ hôi, nó lay hoay xem đồng hồ thì phát hiện đã quá giờ cơm. Có lẽ cô Nhu đang rất sốt ruột ở nhà chờ Xuân về, ngày mai là ngày nó lên Bắc Kinh rồi mà. Xuân đứng dậy chạy đi không biết trời trăng gì đến nỗi dẫm lên cái phong bao đỏ ấy.

Nó chạy về nhà thở hồng hộc, bước vào cửa thấy Nhu đang ngồi gói gém thêm chút đồ và tiền vào đó. Xuân mới nói:

"Cô Nhu, con có đủ rồi mà. Con lớn rồi, cô đừng quá lo lắng."

Người phụ nữ ấy ôn tồn đáp:

"Ừ, thằng nhóc đầu hồng của cô còn bé ngày nào giờ cũng đã lớn rồi.. nhớ phải sống tốt nha con.."

Nó cảm giác mình vừa mắc cái tội gì đó rất lớn với cô Nhu, cô ấy cũng gần tuổi xế chiều, lại không có ai chăm sóc. Xuân chạy tới ôm lấy cô, nói cảm ơn, đó chỉ là việc Xuân có thể làm được ngay lúc này.

"Mẹ, cảm ơn vì tất cả."

"Ừ, mẹ cũng cảm ơn con trai."

_____________________

Xuân lên Bắc Kinh sống ngót nghét cũng được hơn sáu năm. Tuy tốt nghiệp học viện xong, nó ra làm cảnh sát nhưng với mức lương ba cọc ba đồng ấy, Xuân chưa thể mua được nhà. Nó chỉ có thể thuê một căn phòng nhỏ, cùng thêm phí sinh hoạt sống qua nữa khiến Xuân không tích góp được đồng nào, thậm chí là còn thiếu.

Nó lại ngại vay tiền cô Chu, cô ấy hiện tại đang sống nhờ lương hưu nên cũng không dư dả là mấy. Cuộc sống ở thành phố như Bắc Kinh nó khổ thế đấy. Nhộn nhịp, hiện đại nhưng đầy áp lực.

__________

*Tây Hồ: Là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền đông Trung Quốc.

Mong chương này trên mười bình luận, để tớ có thêm động lực ra chương mới


|RanSan| Âm HônNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ