Bạn định tạo ấn tượng với mọi người bằng lời nói, nhưng hễ nói càng nhiều thì bạn càng có vẻ tầm thường và mất đi khả năng kiểm soát. Dù cần nói một điều gì đó thật bình thường thì bạn cũng nên diễn tả thật mơ hồ, bí ẩn và để ngỏ. Người uy quyền khiến cho kẻ khác phải rụt rè và e sợ vì họ nói ít hơn mức cần thiết. Càng nói nhiều thì bạn càng có xác suất nói ra điều không nói cao hơn.
VI PHẠM NGUYÊN TẮC
Gaius Marcius, còn gọi là Coriolanus, là vị anh hùng quân sự vĩ đại của La Mã thời thượng cổ. Hồi đầu thế kỷ thứ V trước công nguyên, ông ta đã thắng nhiều trận đánh, nhiều phen cứu thành phố La Mã thoát khỏi tai ương. Vì phần lớn thời gian ông xông pha trận mạc nên ít cư dân La Mã nào quen biết riêng ông ta, khiến ông trở thành một gương mặt huyền thoại.
Đến năm 454 TCN, Coriolanus tự nhủ đây là lúc mình khai thác tiếng tăm và quyết định dấn thân vào chính trị. Ông ta ứng cử vào chức vụ chấp chính tối cao. Những ứng viên vào vị trí này thường diễn thuyết vào đầu cuộc tranh cử, và khi Coriolanus đứng trước thị dân, ông ta bắt đầu bằng cách khoe ra hàng tá vết sẹo trên người, kết quả của mười bảy năm chiến đấu vì sự an bình cho La Mã. Những vết sẹo oai hùng này khiến mọi người không mấy quan tâm đến những gì ông phát biểu ngay sau đó vì chúng là chứng cớ hùng hồn cho tình yêu nước và lòng dũng cảm của ông, làm cho dân chúng xúc động đến rơi lệ.
Coriolanus xem như đã thắng cử. Tuy nhiên đến ngày đầu phiếu, Coriolanus lại hiên ngay tiến vào nơi diễn đàn, tháp tùng ông ta là cả hội đồng nguyên lão và các danh gia vọng tộc. Những người thường dân hết sức xôn xao về cách diễu võ giương oai như thế vào ngày bầu cử. Rồi Coriolanus lại đăng đàn diễn thuyết nữa, nhưng lần này hầu như chỉ hướng về thành phần giàu sang thế lực tháp tùng ông. Lời lẽ ông ta ngạo mạn và xấc xược. Tuyên bố mình sẽ thắng cử, ông khoe khoang các chiến tích, pha trò chua ngoa, chỉ trích các địch thủ khác nặng nề và nhấn mạnh đến những của cải mà ông ta sẽ mang về cho La Mã.
Nếu lần trước các vết sẹo đã làm dân chúng xao lãng không nghe, thì lần này họ thực sự đã nghe: Họ hoàn toàn không ngờ rằng người chiến binh huyền thoại này cũng chỉ là tên khua môi múa mỏ. Tin về bài diễn văn thứ nhì của Coriolanus nhanh chóng loan truyền khắp thành phố và đông đảo nhân dân đổi ý và làm ông ta thất cử. Thất bại chua cay, Coriolanus chỉ còn nước là trở về với sa trường, chua chát thề rằng sẽ báo thù những thường dân nào đã chống lại mình. \
Vài tuần sau, một chiếc tàu thủy to lớn chở ngũ cốc tới La Mã. Viện nguyên lão sẵn sàng phát miễn phí số lúa thóc này cho dân, nhưng khi họ đang chuẩn bị biểu quyết thì Coriolanus xuất hiện và chiếm diễn đàn. Ông ta lý luận rằng việc phân phối miễn phí như thế sẽ phương hại đến tầm vĩ mô của thành phố. Nhiều nguyên lão bị Coriolanus thuyết phục và vụ biểu quyết bị sa lầy. Coriolanus không dừng ở đó: Ông tiến thêm một bước để lên án bản thân ý niệm về dân chủ. Coriolanus đề nghị dẹp bỏ các đại biểu nhân dân và giao quyền cai trị cho giới quý tộc. Khi tin này lan truyền ra dân chúng thì cơn phẫn nộ của họ đã lên đến đỉnh điểm. Dân chúng yêu cầu đại biểu của họ đến viện nguyên lão để buộc Coriolanus phải ra đối thoại với họ. Ông ta từ chối.
BẠN ĐANG ĐỌC
48 Nguyên tắc chủ chốt của QUYỀN LỰC
RandomQuyền lực có sức hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ đối với con người trong mọi thời, ở mọi nơi, với mọi giai tầng. Lịch sử xét cho cùng là cuộc đấu tranh triền miên để giành cho bằng được quyền lực cai trị của các tập đoàn thống trị, từ cổ chí kim, từ đông sa...