Nguyên tắc 1: ĐỪNG BAO GIỜ CHƠI TRỘI QUAN THẦY

420 11 0
                                    

Luôn khéo léo làm cho cấp trên cảm thấy họ hơn bạn. Trong khi gây ấn tượng và thỏa mãn họ, bạn đừng quá đà, nghĩa là đừng bộc lộ tài năng, nếu không bạn sẽ bị phản tác dụng: bạn sẽ khiến họ e ngại và bất an. Hãy làm sao cho những ông thầy, ông chủ của bạn cảm thấy giỏi giang hơn là thực chất của họ, bạn sẽ đạt được tầm cao của uy quyền.

VI PHẠM NGUYÊN TẮC

Nicolas Fouquet là bộ trưởng tài chính vào những năm đầu tiên khi vua Louis XIV của Pháp mới lên ngôi. Fouquet là người hào hoa rộng rãi, thích rượu ngon, gái đẹp, thi ca và những yến tiệc linh đình. Ông cũng thích có nhiều tiền, vì lối sống của ông rất xa hoa. Fouquet rất giỏi giang và tin rằng tài năng của mình thiết yếu đối với nhà vua. Vì vậy vào năm 1661 khi thủ tướng Jules Mazarin qua đời, Fouquet trông chờ vua bổ nhiệm mình kế vị. Nhưng nhà vua lại bất ngờ hủy bỏ cái ghế thủ tướng.

Chính điều này, cộng với vài dấu hiệu khác đã khiến Fouquet nghĩ rằng mình bị thất sủng. Để lấy lòng nhà vua, Fouquet liền nảy sinh ý định tổ chức một buổi tiệc vĩ đại nhất, ngoạn mục nhất mà thế giới chưa bao giờ chứng kiến. Lấy cớ là để ăn tân gia tòa lâu đài Vaux-le-Vicomte vừa mới hoàn tất, nhưng thực ra là để tỏ lòng tôn kính đức vua, vốn là vị khách danh dự. Đến dự là những quý tộc lừng danh nhất châu Âu, cùng với những bộ óc vĩ đại nhất thời bấy giờ, như La Fontaine, La Rochefoucauld, Madame de Sévigné.

Molière soạn hẳn một vở mới cho buổi tân gia, và đích thân thủ vai ở đêm trình diễn cuối cùng. Yến tiệc bắt đầu bằng bữa tối bảy món, bao gồm nhiều sơn hào hải vị Đông phương mà nước Pháp chưa bao giờ biết đến, chưa kể nhiều món chỉ mới được sáng tạo đặc biệt cho buổi yến tiệc này. Ngay cả âm nhạc cũng được Fouquet đặt hàng riêng để tôn vinh nhà vua. Sau bữa tối, Fouquet tổ chức cuộc đi dạo vòng quanh những khu vườn lộng lẫy của tòa lâu đài.

Thiết kế vườn tược và hệ thống phun nước ở Vaux-le[1]Vicomte trở thành cảm hứng cho hoàng cung Versailles sau này. Đích thân Fouquet hướng dẫn nhà vua trẻ thưởng lãm những chòm kiểng và luống hoa xếp đặt hết sức khéo léo theo hình học. Vua vừa bước đến hệ thống thủy lợi thì hàng loạt pháo bông được bắn lên rực rỡ, và ngay sau đó vở kịch của Molière bắt đầu. Yến tiệc còn tiếp diễn thật khuya và ai ai cũng gật gù tán thưởng rằng trong đời chưa bao giờ mục kích màn trình diễn nào ấn tượng đến thế. Hôm sau, Fouquet bị thủ lĩnh ngự lâm quân là D'Artagnan đến bắt giữ. Vài tháng sau Fouquet bị xử vì tội biển thủ quốc khố. (Thật ra, hầu hết tài sản đều được Fouquet biển thủ với sự chấp thuận của nhà vua và nhân danh nhà vua.)

Sau đó Fouquet bị nhốt vào lao tù đìu hiu nhất nước Pháp, gần đỉnh dãy núi Pyrénées, nơi ông đơn đọc trải qua hai mươi năm cuối cùng của đời mình. Diễn giải Louis XIV, vị vua Mặt trời, là người kiêu căng ngạo mạn, luôn muốn là tâm điểm chú ý của mọi thời đại. Ông không thể để cho bất kỳ ai trội hơn mình về mặt xa hoa, và càng không thể là bộ trưởng tài chính. Để có người kế nhiệm Fouquet, vua chọn Jean-Baptiste Colbert, vốn nổi tiếng về tính tằn tiện, về những buổi tiếp tân chán chường nhất Paris. Colbert khôn khéo tính toán sao cho mỗi đồng xu giải ngân đều chui thẳng vào túi nhà vua.

Với dòng chảy này, Louis XIV cho xây dựng một hoàng cung còn lộng lẫy hơn tòa lâu đài của Fouquet, đó chính là cung điện Versailles còn tồn tại đến ngày nay. Vua trưng dụng những kiến trúc sư, nghệ nhân thiết kế và trang trí vườn tược của Fouquet. Và tại hoàng cung Versailles, Louis XIV tổ chức những yến tiệc còn linh đình hơn buổi dạ hội mà Fouquet đã trả giá bằng những ngày tù tội của mình. Chúng ta hãy xem xét tình huống. Trong buổi dạ hội, Fouquet dâng lên vua hết màn trình diễn này đến màn trình diễn khác, màn sau huy hoàng hơn màn trước, tưởng rằng như thế sẽ chứng minh được lòng trung nghĩa với quan thầy.

48 Nguyên tắc chủ chốt của QUYỀN LỰCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ