NGUYÊN TẮC 30: TRÌNH DIỄN PHONG THÁI UNG DUNG TỰ TẠI

18 0 0
                                    


Bạn phải hành động một cách tự nhiên và thoải mái. Mọi vất vả và công lao để được thành quả, cũng như tất cả các mánh khóe khác, bạn đều phải che đậy. Khi hành động, hãy hành động thật ung dung, như thể bạn còn dư sức làm tiếp. Hãy tránh khuynh hướng phổ biến là làm cho người khác thấy ta cực nhọc – họ sẽ đặt lại vấn đề. Đừng dạy mánh cho ai cả, nếu không họ sẽ dùng chính mánh đó để chống lại bạn

TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC

Nghi thức uống trà của Nhật mang tên Chanoyu có từ lâu đời, nhưng chỉ đến thế kỷ XVI mới đạt đến đỉnh cao tinh tế, với bậc thầy lừng danh là Sen no Rikyu. Dù không xuất thân từ gia đình quý tộc, nhưng Rikyu thăng tiến thật cao trên nấc thang danh vọng, trở thành trà sư được ưa chuộng nhất của Nhật hoàng Hideyoshi, đồng thời là cố vấn hàng đầu về mỹ thuật, thậm chí cả về chính trị. Bí quyết thành công với Rikyu là làm sao giữ được vẻ ung dung, che đậy được nỗ lực công việc.

Ngày kia, Rikyu và con trai đến dự buổi trà đạo tại nhà người quen. Ngoài đầu ngõ, người con nhận xét về cái cổng rất đẹp có dáng vẻ cổ kính làm cho ngôi nhà người quen kia trông thật hiu quạnh. "Cha không nghĩ thế", Rikyu đáp, "vẻ như cái cổng này được mang về từ rất xa, từ một ngôi đền trên núi nào đó, vẻ như công sức vận chuyển nó đã tiêu tốn khá nhiều tiền". Nếu chủ nhân đã tốn nhiều công sức cho một cái cổng, điều đó sẽ được thể hiện trong buổi trà đạo - và quả nhiên Rikyu đã phải kiếu từ sớm, không thể chịu đựng tất cả những nỗ lực và màu mè trong buổi trà đạo.

Đêm khác, trong khi đang dùng trà tại nhà bạn, Rikyu thấy bạn bước ra ngoài, giơ lồng đèn soi trong đêm tối để hái quả chanh trên cây. Rikyu cảm thấy thú vị vì chủ nhân cần tí gia vị cho cái món ông đang chuẩn bị và hồn nhiên ra ngoài tự hái. Nhưng khi chủ nhân mời món bánh nếp Osaka với vài lát chanh, Rikyu mới hiểu ra rằng người bạn đã trù tính việc này từ trước. Vậy việc hái chanh không còn là hồn nhiên nữa mà chỉ để chủ nhân chứng tỏ sự sành điệu của mình. Ông ta đã vô tình cho thấy ông gắng sức biết bao. Đã thấy đủ, Rikyu lễ phép từ chối món bánh, xin thứ lỗi rồi kiếu từ.

Ngày kia Nhật hoàng cho biết sẽ đến viếng Rikyu và dự buổi trà đạo. Đêm trước khi ông đến, tuyết rơi khá nhặt. Rikyu nhanh trí lấy mấy chiếc gối đặt lên từng phiến đá lót lối đi dẫn từ vườn nhà đến trà thất. Ngay trước bình minh, Rikyu thức dậy và thấy tuyết đã thôi rơi nên lượm gối đem cất. Khi vừa đến nơi, Nhật hoàng ngạc nhiên vì vẻ đẹp đơn sơ của quang cảnh - những phiến đá lối đi khô ráo, nổi bật giữa nền tuyết dày – và ghi nhận bản thân hành động tôn kính ấy, chứ không hỏi han gì đến cách làm.

Rikyu qua đời để lại ảnh hưởng sâu rộng đối với nghi thức trà đạo. Yorinobu, tướng quân vùng Tokigawa là môn đệ thuần thành những nghi thức ấy. Trong vườn, ông dựng một lồng đèn đá do một nghệ nhân bậc thầy tạo tác. Ngày kia khi lãnh chúa Sakai Tadakatsu gợi ý đến ngắm lồng đèn, Yorinobu trả lời rằng ông hết sức hân hạnh, sau đó sai gia nhân chuẩn bị mọi thứ thật chỉnh tề để đón tiếp khách quý. Nhưng những người làm vườn lại không am hiểu nghệ thuật Chanoyu nên nghĩ rằng lồng đèn đá đã được chạm trổ không được cân xứng vì những cửa sổ trông quá hẹp. Họ nhờ một thợ đá trong vùng đục rộng ra thêm. Vài ngày trước khi Sakai đến chơi, Yorinobu đi một vòng kiểm tra mới phát hiện sự tình. Ông nổi trận lôi đình, chỉ muốn rút kiếm ra chặt nhừ tên khốn kiếp nào dám làm hư cái lồng đèn.

48 Nguyên tắc chủ chốt của QUYỀN LỰCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ