NGUYÊN TẮC 17: THẬT GIẢ KHÓ LƯỜNG

43 0 0
                                    


Loài người là những sinh vật của thói quen, luôn muốn nhìn thấy người khác thực hiện những điều quen thuộc. Nếu ta nằm trong khuôn khổ đó, họ sẽ cảm thấy làm chủ được tình hình. Hãy làm đảo lộn mọi thứ: chủ động tự tạo một vẻ khó lường. Thấy ta xử sự không nhất quán, không nhằm vào đâu, họ sẽ hụt hẫng và mỏi mòn giải đoán hành động của ta. Đưa đến cực điểm, chiến lược này có khả năng hù dọa và khủng bố.

TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC

Tháng 5 năm 1972, nhà vô địch cờ vua Boris Spassky canh cánh chờ đợi địch thủ Bobby Fisher tại Reykjavik, thủ đô Iceland. Theo kế hoạch thì hai người gặp nhau giành chức vô địch Cờ vua Thế giới, nhưng Fisher lại đến trễ do đó ván đấu phải tạm hoãn. Fisher không đồng ý với số tiền thưởng, với cách chi trả, với các điều kiện hậu cần ở Iceland. Bất cứ lúc nào anh cũng có thể rút lui.

Spassky cố gắng kiên nhẫn. Trưởng đoàn cờ vua của Nga cảm thấy bị xúc phạm và gợi ý Spassky bỏ về nhưng anh ta quyết đấu cho bằng được. Spassky biết mình có khả năng đánh bại Fisher, và không thể để vuột mất chiến thắng vĩ đại nhất sự nghiệp. "Có vẻ như mọi nỗ lực của ta cũng bằng thừa," Spassky nói với một đồng chí. "Nhưng ta không thể làm gì khác hơn, bởi vì bóng đang ở phần sân Fisher. Nếu hắn đến thì ta đấu, hắn không đến thì ta không đấu. Kẻ muốn tự sát luôn nắm quyền chủ động."

Cuối cùng Fisher cũng đến Reykjavik, nhưng các vấn đề, cùng với lời hăm dọa rút lui vẫn còn đó. Fisher chê sảnh đường nơi tổ chức cuộc đấu, phê phán dàn ánh sáng, than phiền về tiếng ồn các máy quay phim, thậm chí ghét mấy cái ghế ngồi thi đấu. Đến thời điểm này thì đoàn Liên Xô chủ động đe dọa rút lui.

Sự hù dọa này có vẻ hiệu nghiệm: Sau nhiều tuần câu giờ, sau nhiều cuộc thương lượng lê thê làm người chờ phải điên tiết, Fisher mới gật đầu. Nhưng đến hôm chính thức giới thiệu, anh ta đến rất trễ, và vào ngày bắt đầu cuộc "Thi đấu của thế kỷ", anh ta lại trễ. Tuy nhiên lần này hậu quả sẽ rất gay: Nếu đến quá trễ, Fisher sẽ bị xử thua ván đầu. Vậy điều gì đang diễn ra? Phải chăng anh ta đang chơi đòn tâm lý? Hay là Bobby Fisher lại sợ Boris Spassky? Đối với những đại kiện tướng đang hiện diện, và với Spassky, hình như cậu bé vùng Brooklyn này đã sợ xanh cả mắt. Fisher xuất hiện lúc 5 giờ 09 phút, đúng một phút trước khi ván đấu bị hủy.

Ván đầu tiên là cực kỳ quan trọng, vì nó thiết lập không khí chung của cuộc đấu trong những tháng tới. Ván đầu thường là cuộc tranh đấu chậm chạp và thầm lặng, khi hai đối thủ bày binh bố trận và cố gắng giải mã các chiến lược của đối phương. Nhưng ván này lại khác, Fisher có nước cờ sai lầm rất sớm, có lẽ là nước tệ hại nhất cả sự nghiệp, và cả khi bị Spassky dồn vào đường cùng, hình như anh ta muốn chịu thua. Nhưng Spassky biết Fisher không bao giờ chịu thua. Ngay cả khi bị chiếu tướng, anh ta cũng chiến đấu đến cùng, làm cho đối phương phải mòn mỏi. Tuy nhiên lần này có vẻ như anh ta chịu trận. Rồi đột nhiên Fisher tung ra một nước táo bạo khiến cả phòng phải xì xào vì kinh ngạc.

Nước cờ này làm cho Spassky bị choáng, tuy nhiên sau đó Spassky phục hồi và thắng được ván đấu. Nhưng không một ai biết rõ ẩn ý của Fisher. Phải chăng anh ta chủ động để thua? Hay là thật sự rúng động? Xính vính? Hay thậm chí như có người bảo là anh ta điên rồi?

48 Nguyên tắc chủ chốt của QUYỀN LỰCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ