Công phu chiều thứ 5

14 1 0
                                    

Công phu chiều thứ năm



Tĩnh Tọa – 20 tới 30 phút


Kinh Hành Im Lặng – một vòng


Kệ Mở Kinh


Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần) (C)


Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm


Cơ duyên may được thọ trì


Xin nguyện đi vào biển tuệ


Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (C)


Trì Tụng


Hướng về Bụt và Thánh Chúng trên hội Kỳ Viên (3 lần) (C)






Kinh Ba Cửa Giải Thoát (C)



Hồi đó Bụt đang ở thành Xá Vệ với đầy đủ quý vị trong cộng đồng khất sĩ. Một hôm Ngài nói với đại chúng:


- Có pháp ấn mầu nhiệm, quý vị có biết không? Hôm nay tôi muốn phân tích và diễn giải pháp ấn này cho quý vị nghe. Quý vị hãy đem nhận thức thanh tịnh ra để nghe cho kỹ, tiếp nhận cho thấu đáo, khéo léo sử dụng tâm ý để ghi nhớ mà hành trì.


Các vị khất sĩ bạch:


- Hay quá, thưa đức Thế Tôn! Xin Người chỉ dạy cho, chúng con muốn được nghe.


Bụt dạy:


"Tự tánh của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sanh, không có tướng diệt và vượt thoát mọi tri kiến. Tại sao thế? Vì tự tánh của Không không có vị trí trong không gian, không có hình tướng, không thể khái niệm được, chưa bao giờ từng sanh khởi, tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt. Vì thoát ly được mọi sự nắm bắt nên nó bao hàm được tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biệt. Cái thấy ấy là cái thấy chân chánh và xác thực. Quý vị khất sĩ! Quý vị nên biết rằng không những tự tánh của Không như thế mà tự tánh của tất cả các pháp cũng đều như thế. Ðó gọi là pháp ấn.


"Quý vị khất sĩ! Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Bụt, là con mắt của chư Bụt, là chỗ đi về của chư Bụt. Vì vậy quý vị nên nghe cho kỹ, tiếp nhận cho thấu đáo, để ghi nhớ mà tư duy và quán chiếu ngay trong lòng thực tại. (C)

Nhật Tụng Thiền Môn - Thiền Sư Thích Nhất HạnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ