Công phu sáng thứ hai

127 0 0
                                    

Công phu sáng thứ hai



Tĩnh Tọa – 20 tới 30 phút


Kinh Hành Im Lặng – một vòng


Kệ Mở Kinh


Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần) (C)


Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm


Cơ duyên may được thọ trì


Xin nguyện đi vào biển tuệ


Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (C)


Trì Tụng


Hướng về Bụt và Thánh Chúng trên hội Kỳ Viên (3 lần) (C)






Kinh Kim Cương – Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não (C)



Ðây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ. Trong thành, Người theo phép tuần tự ghé từng nhà để khất thực. Khất thực xong, Người về lại tu viện thọ trai. Thọ trai xong, Người xếp y bát, rửa chân, trải tọa cụ mà ngồi.


Lúc ấy, từ chỗ ngồi của mình trong đại chúng, thượng tọa Tu Bồ Ðề đứng dậy, trịch vai áo bên phải ra, quỳ chân trái xuống, chắp tay cung kính bạch với Bụt rằng: "Thế Tôn, Người thật là bậc hiếm có! Thế Tôn thường đặc biệt hộ niệm và giao phó sự nghiệp cho các vị Bồ Tát. Thế Tôn, những người con trai hiền và những người con gái hiền nào muốn phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì nên nương tựa vào đâu và làm sao mà điều phục tâm mình?"


Bụt bảo Tu Bồ Ðề: "Các bậc Bồ Tát đại nhân nên hàng phục tâm mình bằng cách quán niệm như sau: Có cả thảy bao nhiêu loại chúng sanh, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh từ thai, hoặc sinh từ sự ẩm ướt, hoặc từ sự biến hóa, hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc, hoặc có tri giác, hoặc không có tri giác, hoặc không phải có tri giác cũng không phải không có tri giác, ta đều phải đưa tất cả các loài ấy vào Niết Bàn tuyệt đối để tất cả đều được giải thoát. Giải thoát cho vô số, vô lượng, vô biên chúng sanh như thế, mà kỳ thực ta không thấy có chúng sanh nào được giải thoát. Vì sao? Này Tu Bồ Ðề, nếu một vị Bồ Tát mà còn có khái niệm về Ngã, về Nhân, về Chúng sanh và về Thọ Giả thì vị ấy chưa phải là một vị Bồ Tát đích thực. (C)


"Này nữa, thầy Tu Bồ Ðề, vị Bồ Tát thực hiện phép bố thí nhưng không dựa vào bất cứ một thứ gì, nghĩa là không dựa vào sắc để bố thí, cũng không dựa vào thanh, hương, vị, xúc và pháp để bố thí. Tu Bồ Ðề, Bồ Tát nên bố thí theo tinh thần ấy, không dựa vào tướng. Tại sao? Nếu Bồ Tát bố thí mà không dựa vào tướng thì phước đức sẽ không thể nghĩ bàn. Tu Bồ Ðề, thầy nghĩ sao? Không gian về phương Ðông có thể nghĩ và lường được không?"

Nhật Tụng Thiền Môn - Thiền Sư Thích Nhất HạnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ