"Thằng Quỳnh không tên là Quỳnh. Đấy là bút danh của nó, Hoàng Quỳnh. Tôi mới là Quỳnh, Đặng Hiểu Quỳnh. Nó thực ra tên là Huỳnh, nhưng nó ghét cái tên đấy. Nó bảo các văn sĩ khi đặt bút danh, biệt hiệu phải lấy cái tên nào đọc lên là thấy sóng cuồn cuộn trong lòng, gió vi vu trong tai, mưa xuân nhỏ lách tách trong tâm hồn, đọc lên là thấy êm ả, là thấy như có thiên nhiên đang ào vào trái tim. Nó bảo, tên Hoàng Quỳnh đọc nghe thơ mộng như sông Ô Lâu chảy, tên Huỳnh mà làm văn sĩ nghe như đấm vào tai.
Chậc, tên tôi là Hiểu Quỳnh mà hình như tôi chả hiểu thằng "Quỳnh" tí teo nào cả, tôi với nó cứ hở ra gặp nhau là như chó với chó (tôi không dám nói là chó với mèo, sợ Quỳnh tưởng tôi bê đê), khắc khẩu như thế mà văn cũng khắc luôn. Tôi là tôi chúa ghét mấy thằng mở mồm ra bảo ghét con gái nhưng về nhà vẫn lén lút đọc được tiểu thuyết ngôn tình. Tôi mà là thủ tướng, là chủ tịch nước, tôi sẽ tử hình thằng nhãi ranh này vì sự thiếu tráng chí làm trai và đánh mất lòng tin với nhân dân. Cỡ đó thôi là tôi cũng quyết làm Bao Thanh Thiên xử trảm nó.
Ngược lại, Quỳnh rất mê văn của tôi. Nó bảo, văn của những con người xa nhà luôn mang một hương vị gì đấy rất "nhà quê", rất thương và đầy những dư vị khắc khoải.
Tôi đoán là nó nói thật, hay là nó nịnh thì tôi không biết vì nhìn mặt nó thật lắm.
Hay là nó điêu nhỉ?
Nhưng dù là thật hay giả thì đúng, tôi nhớ quê lắm. Tôi nhớ Huế, nhớ cái con sông cuồn cuộn chảy trước nhà, nhớ cái bóng dừa cao cao, nhớ cây mít sai trĩu quả. Nhớ cả cái quang gánh mạ tôi hay quẳng lên vai để đi gánh dừa ra chợ bán. Nó cũng đã làm tôi quắn đít mấy lần, nhưng tôi không ghét nó nổi, nó đã cứu cả gia đình tôi khỏi cơn đói và sự túng thiếu.
Tôi đưa niềm yêu quê vào đây, để tất cả cùng cảm nhận, tuổi thơ tôi cũng nhiều bi đát.
Đặng Quỳnh."
- Mặt trời có còn nhàn nhã như ngày đầu tôi về nhà? -
Vi vu... vi vu gió lộng!
Mát mẻ, mát mẻ bầu trời xanh
Xanh ngát, xanh ngát thảo nguyên cánh
Cánh chim bay liệng, mặt trời mỏng manh
Cớ sao man mác, chút buồn lấp lánh?
Trên mảnh đất cằn cỗi ngày ấy, đâu có ai tin rằng, thảo nguyên bát ngát một màu xanh hoa lá, khi mà từng tấc cây ngọn cỏ đều tươi tốt, chắc chẳng ai hay, chúng tươi tốt đều là nhờ màu máu đã đổ xuống thành dòng, tưới cho ngọn cỏ, tắm cho màu hoa, để giờ chúng mới có được vẻ đẹp như ngày hôm nay, nhỉ?
Thảo nguyên Vàng – nơi ánh dương tản mác nhẹ trên từng ngọn xanh mướt, đã từ bao giờ, nắng chẳng còn nhàn nhã được như thế?
Truyện kể về một trang trại bò sữa từ những năm 80 của thế kỷ 19, có một cuộc xung đột đã xảy ra giữa chủ trang trại và những kẻ hèn mọn làm nô lệ của ông. Chủ trang trại là một gã đàn ông cao to, vạm vỡ, là kẻ có tiền án tiền sự vì tội buôn bán trái phép khi chỉ mới có 25 tuổi. Giờ mà lão lại đi làm chủ một nông trang với từng ngày phải đi dọn phân bò, cắt cỏ, bật nhạc giao hưởng cho đàn bò của ông nghe và vắt sữa dê, hừ, có chó nó tin! Tôi không làm quá lên đâu, vì cha mẹ tôi từng phải làm việc cho lão già Henry ấy, và cả con vợ Nevada của lão nữa, nên họ - nhưng người làm nô lệ cho lão, có lẽ biết hơn tất cả về công việc của lão, chắc chắn là hơn những gì lão nghĩ về đám người làm là dân da đen, nghèo nàn và bán thân cho lão.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tuyển tập của những chàng trai mới lớn Bình sứ màu cầu vồng
Storie d'amore"Các bạn có tin, cầu vồng có thể tượng trưng cho con người, dù nó không phải thứ có thể sờ được, nếm được, thậm chí không có thật? Chắc các bạn cũng nghe qua vài cái video trên Youtube nói về ý nghĩa của màu này màu nọ tượng trưng cho điều này điều...