C

1.9K 70 45
                                    

cách vách:

cái: từ chỉ đơn vị nhưng dùng sai đối tượng và không phù hợp. Ví dụ câu sai: hắn là một cái nam nhân, ta có bốn cái đồ đệ...

cao trung: (trường) trung học phổ thông; (trường) cấp 3. Nghĩ đơn giản thôi này: Trường cấp 3 và THPT của Việt Nam nếu chuyển ngữ sang tiếng Trung thì người Trung dùng từ "cao trung". Và 高中 (cao trung) qua Việt Nam thì dùng từ THPT, cấp 3.

căn bản (từ này trong tiếng Việt không sai nhưng ở tiếng Trung nó có hai nghĩa, một nghĩa giống với căn bản bên mình và một nghĩa khác mang nghĩa phủ định. Tiếng Việt có khá nhiều từ có thể thay thế nhưng mọi người đọc quen và lạm dụng từ căn bản nghĩa thứ hai). Có thể thay bằng: vốn; vốn dĩ; vốn lẽ... hoặc một số từ khác hợp bối cảnh (ví dụ: người ta thích căn bản không phải ngươi; hắn căn bản không có ở đây; nàng căn bản không phát hiện v.v... Có thể sửa: người tôi thích đã bao giờ là anh đâu; hắn làm gì có ở đây; nàng không hề phát hiện v.v...)
Nhiều bạn bị lậm từ căn bản rồi cái gì cũng đệm căn bản vào, ví dụ: Em căn bản không làm được (đại ý nói chung chỉ là không làm được thôi, nhưng mà đúng ý thì phải hiểu là "cái căn bản" cũng không làm được) (cần thêm ví dụ)

chiếm tiện nghi: xem phần đã giải thích ở ăn đậu hũ

chính là: chỗ nào không cần nhấn mạnh thì bỏ chữ chính là hoặc chữ chính đi (ví dụ: mình chính là thích cậu => mình thích cậu; anh chính là một cái nam nhân => anh là đàn ông). Đôi lúc từ "chính là" bị lậm để dùng như chữ "nhưng" (Ví dụ: Chính là anh không hiểu em! -> Nhưng anh không hiểu em!)

có chút (không sai nhưng đôi lúc mình thấy bị lạm dụng, dùng nhiều khiến ngôn từ bị nghèo nàn, một đoạn văn dùng tới hai ba lần "có chút" sẽ rất sượng): hơi; hơi hơi; đôi chút; có hơi; khá; kha khá; đôi phần; phần nào... Hoặc là có thể bỏ luôn từ này và dùng từ láy (đo đỏ, hồng hồng, nhè nhẹ, xâu xấu thay vì "có chút đỏ", "có chút xấu"...) khiến câu từ phong phú hơn.

có điểm: cái này có bị lạm dụng không nhỉ? mình thấy hơi cấn nhưng không rõ nó có phải lậm không

có hay không: đây là cấu trúc thừa thãi trong câu. ví dụ: em có hay không thích tôi? => em thích tôi không?

cọ nhiệt (thuật ngữ showbiz): bú fame; ké fame... (thật ra mình nghĩ cọ nhiệt là từ xuất hiện sau quá trình phát triển tất yếu của showbiz thôi, với mình từ cọ nhiệt có thể gọi là từ mượn, mà bú fame trông còn "mượn hơn cả mượn" nên mình khá phân vân về từ này). Tự nhiên nghĩ đến câu "gặp sang bắt quàng làm họ" nghe cũng hợp mà dài quá cũng chẳng thay thành từ được.

Cục Dân Chính: xin lỗi vì cho từ này vào. Nếu bạn dịch truyện Trung thì không sao nhưng đừng vác Cục Dân Chính của Trung Quốc vào truyện Việt nhé ạ :'( Nếu cần cho nam nữ chính kết hôn vui lòng bế họ lên phường (UBND Phường, UBND Xã, UBND TP, UBND Quận...)

cùng: và; với (từ không sai nhưng lậm khi: lạm dụng cùng ở mọi nơi và khiến câu văn lủng củng; dùng sai hẳn khi: dùng với các đối tượng mang tính đối nghịch). Vì trong phần mềm QT từ "và" nó auto dịch là "cùng" nên thấy từ "cùng" xuất hiện dày đặc ấy, mà thường thì mình dùng từ "cùng" khi không muốn lặp từ "và" thôi, nhưng mn hay bị lạm dụng. Ví dụ câu sai: "Ta không muốn cùng hắn đánh nhau" (ở đây "ta" và "hắn" đánh nhau qua lại chứ không phải cùng nhau đi đánh thằng khác) -> "Ta không muốn đánh nhau với hắn."; Cùng hắn cãi nhau à? (cãi cùng phe hay khác phe?) -> Cãi nhau với hắn à?... (cần bổ sung ví dụ)

cư nhiên: vậy mà, ấy vậy mà, thế mà ... dám; dám (văn nói); rõ ràng; hiển nhiên (văn viết)

Xoá nạn lậm QT (dành cho người bị lậm QT)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ