• Đây thôn Vĩ Dạ

926 6 1
                                    

A. MỞ BÀI

Vào những năm 32 – 45 của thế kỷ trước, trên cánh đồng thi ca của Việt Nam bỗng đón nhận một làn gió lạ từ phong trào thơ Mới thổi qua. Cùng cái tôi nghệ thuật rất riêng, Hàn Mặc Tử đã khẳng định vị thế của mình trên dòng chảy hoàng kim rực rỡ của thi ca Việt Nam. Ông là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới bên cạnh những cái tên rất đỗi quen thuộc như Xuân Diệu hay Nguyễn Bính. Một trong những kết tinh tài năng, sáng tạo và độc đáo của ông có thể nhắc đến là "Đây thôn Vĩ Dạ" sáng tác năm 1938, in trong tập "Thơ Điên" (về sau đổi thành "Đau thương"). Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ. Đặc biệt là đoạn thơ [...] bởi qua bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, nhà thơ đã bộc lộ nỗi buồn cô đơn trong một mối tình xa xăm đầy vô vọng, nỗi đau đớn với cuộc đời và trần thế.

[...]

B. THÂN BÀI

Phân tích:

a) Khổ 1 – Hoài niệm về thôn Vĩ; khát khao đắm say

Mở đầu bài thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

- Một câu đa số là thanh bằng, gợi ấn tượng về chất giọng ngọt ngào của xứ Huế à chìa khóa mở ra con đường đi vào tác phẩm một cách tự nhiên.

- Đây cũng là một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái, có nhiều cách hiểu: đó có thể là lời của một người em gái Vĩ Dạ, cũng có thể là lời của Hoàng Cúc – chủ nhân tấm bưu thiếp, thì câu hỏi ấy mang trong đó ẩn ý trách móc, hờn dỗi một cách duyên dáng và còn có hàm ý còn là lời mời mọc về thăm thôn Vĩ. Cũng có thể là chính tác giả đang tự phân thân, tự chất vấn mình, trách mình sao không về thăm cảnh cũ người xưa. Như vậy trong câu hỏi này ẩn chứa khao khát được trở về của Hàn Mặc Tử.

- Cách dùng từ "không về" chứ không phải là "chưa về": nếu dùng chưa về thì ít nhiều hi vọng là anh sẽ về thôn Vĩ, còn không về thì chắc chắn là anh – khách đường xa sẽ không về thôn Vĩ.

→ Chỉ bằng một lời hỏi, Hàn Mặc Tử đã vào bài một cách tự nhiên, ngay từ câu đầu đã hé mở cho ta thấy sự gắn bó của thi sĩ họ Hàn với cảnh và người thôn Vĩ.

Tiếp đó, chúng ta hãy chú ý quan sát, tận hưởng vẻ đẹp nơi đây:

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên"

Vườn Huế thơ mộng, toát lên vẻ đẹp của một bức tranh nhạy cảm. "Nắng hàng cau", có lẽ chỉ có nơi miền Trung nói chung hay thôn Vĩ nói riêng mới có cái nắng tinh khôi ấy. Bên cạnh đó, phép điệp hai chữ "nắng" tạo trong ta cái cảm giác về cấp độ của ánh sáng; đầu tiên là "nhìn nắng" đó là một thứ ánh sáng của sự chủ động, ta định hướng được rất tự nhiên và từ đó vươn lên một góc nhìn tập trung "nắng hàng cau" để rồi đón nhận một cảm giác tươi mới trinh nguyên "nắng mới lên", sắc nắng, vị nắng trộn hòa vào cảnh vật vừa như vút lên trong cái tầm thanh thoát của hàng cau xứ Huế, lại vừa như chợt ùa xuống, tỏa rộng tràn lên tất cả.

「Ngữ văn」 Bứt phá 9+ lớp 11 彡 Nghị luận văn họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ