1. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HUẤN CAO
Xuất hiện trên tao đàn văn học thời kỳ 1930 – 1945, với phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác, Nguyễn Tuân như một cá tính độc đáo, một cái "ngông" mới mẻ đem đến cho bạn đọc bao điều thú vị. Là một nhà văn lãng mạn nhưng lại sinh ra trong buổi mất nước "tây tàu nhố nhăng", ông chán ghét thực tại nên tìm về quá khứ, tìm về một thời đã qua vì ở đó có những nét đẹp, những thú chơi lành mạnh, tao nhã của cha ông như chọi gà, uống trà, chơi chữ ... Nguyễn Tuân ca tụng điều đó và viết nên tập truyện "đạt gần tới sự hoàn thiện và toàn mỹ", đó là tập "Vang bóng một thời" Trong tập truyện quý giá đó có lẽ nổi bật nhất chính là truyện ngắn "Chữ người tử tù" với nhân vật chính là Huấn Cao - một nghệ sĩ tài hoa tuyệt đỉnh trong nghệ thuật thư pháp có tiếng tăm lẫy lừng trong thiên hạ; một anh hùng khí phách hiên ngang dù chí lớn không thành, sa vào vòng lao lí mà cốt cách vẫn ngạo nghễ phi thường; một con người có thiên lương trong sáng biết quý trọng tấm lòng, nâng niu cái tài, cái đẹp.
● Nguyên mẫu của hình tượng nhân vật Huấn Cao
Theo các nhà nghiên cứu, nhân vật Huấn Cao được xây dựng từ nguyên mẫu là Cao Bá Quát (1808 - 1855). Tuy nhiên, Cao Bá Quát chỉ là một điểm tựa, một "chất liệu văn học" để Nguyễn Tuân xây dựng nên nhân vật của mình. Phần hư cấu, sáng tạo của nhà văn vẫn là chủ yếu bởi Huấn Cao đã xuất hiện trong tác phẩm theo đúng lý tưởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của tác giả. Và đây mới chính là điểm mấu chốt tạo nên một hình tượng Huấn Cao đặc sắc, đọng lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trường tồn trong lòng bạn đọc.
Trước hết, Huấn Cao hiện lên là con người hết mực tài hoa qua lời nhận xét của quản ngục và thầy thơ lại: "Văn võ đều toàn tài cả." Ông có tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp khiến mọi người ở vùng tỉnh Sơn khen ngợi không dứt miệng "chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm" hay "có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời." Chữ được ví như một báu vật trên đời thì chắc hẳn trong con chữ ấy đã phải kết tinh đủ cái "tâm", cái "tầm" của người nghệ sĩ.
Cốt cách phi thường của một bậc đạo Nho đã khước từ Huấn Cao theo lễ nghi Nho học truyền thống mà chống lại những áp bức bóc lột của triều đình xuống dân mọn. Nếu theo triều đình, chắc hẳn ông đã được hưởng lộc trọn đời không hết. Nhưng không, trước cái khổ đau của người dân, ông không nỡ và càng không thể làm ngơ mà vạch ra con đường chính nghĩa: đứng lên đấu tranh đòi quyền cho những người dân vô tội. Dẫu nghiệp lớn không thành, phải chịu cảnh tù đày chờ ngày xử tử, ông vẫn thẳng lưng hiên ngang, thản nhiên đối mặt với lưỡi hái của thần Chết.
Không chỉ vậy, Huấn Cao còn mang trong mình một khí phách hiên ngang, không chịu khuất phục trước quyền uy bạo lực. Thử hỏi trong xã hội đương thời rối ren đầy những bất công ấy, có mấy ai có đủ khí dung như Huấn Cao đứng lên lãnh đạo để phản kháng lại? Ngay cả đến khi mang phận tử tù ông cũng rất ung dung tự tại, không hề tỏ ra lo sợ. Thể xác ông tuy bị giam cầm mà tâm hồn vẫn tự do sảng khoái bằng hành động đáp lại sau lời dọa và giễu cợt của tên lính: "Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thanh gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái." Ông đứng đầu gông, cổ tuy chịu gông kìm nhưng vẫn mang trong mình tướng tá của một vị chủ soái: thất thế nhưng vẫn giữ được uy dũng của mình. Ngay cả với viên quan coi ngục – kẻ tay sai đại diện cho tầng lớp thống trị, ông đã đáp: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây", "đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là cái trò tiểu nhân oái thị này." Từ ngôn từ cho đến nếp nghĩ đều thể hiện sự hung hăng ngang tàn mà không một thế lực cường quyền nào có thể đè nén. Ông không hề sợ những sự trả thù mà mình có thể gánh chịu. Với ông, đó đều là những trò tiểu nhân ông đáng khinh gườm mà ông không cho phép mình cùng ngang với chúng "bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" (đói nghèo không thể lay chuyển, uy lực không thể khuất phục). Cái chết gần kề mà ông vẫn ung dung, bình thản đón nhận "thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó như việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm." Tinh thần vẫn thoải mái, vẫn tự do hưởng lộc tự nhiên. Hỏi mấy ai trong thiên hạ gặp thế sa cơ còn có thể thư thái nhường vậy?
BẠN ĐANG ĐỌC
「Ngữ văn」 Bứt phá 9+ lớp 11 彡 Nghị luận văn học
No FicciónTóm tắt: Bạn muốn bứt phá điểm 9+ môn Ngữ văn phần nghị luận văn học nhưng cứ mãi loay hoay chưa biết cách? Đừng lo, bạn đã đến đúng nơi rồi đấy (˵ •̀ ᴗ - ˵ ) Lưu ý: Đa số các bài phân tích dưới đây đều được mình sưu tầm hoặc tự tay chấp bút và chún...