• Từ ấy

1.1K 13 5
                                    

A. MỞ BÀI

Với một hành trình dài hơn 60 năm hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, Tố Hữu – cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam, đã để lại một di sản văn chương vô giá. Ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Tố Hữu đã được đánh giá là "nhà thơ cách mệnh có tài", "nhà thơ của tương lai". Những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu được viết trong "máu lửa", gông cùm, "xiềng xích" của nhà tù thực dân đế quốc đã đem đến một tiếng nói mới, một không khí mới cho đời sống tư tưởng và văn học của xã hội đương thời. Một trong những tập thơ tiêu biểu đánh dấu sự nghiệp sáng tác và phong cách thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu là tập thơ "Từ ấy" (tập thơ gồm ba phần: "Máu lửa", "Xiềng xích", "Giải phóng") với linh hồn là bài thơ cùng tên được rút từ phần "Máu lửa". Đặc biệt là trích đoạn [...] bởi qua đó, ta thấy rõ niềm say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.

B. THÂN BÀI

· Nhan đề thơ:

- Phiếm chỉ, không nói rõ là khi nào nhưng người đọc đều biết đó là sự kiện Tố Hữu kết nạp Đảng, nhắc đến bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng, tình cảm của Tố Hữu.

- Là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, là tiếng lòng reo vui, rộn rã, tràn ngập tin yêu của một người thanh niên khi được đứng trong hàng ngũ cao quý của Đảng.

· Phân tích:

a) Khổ 1 Niềm say mê, vui vướng khi gặp lý tưởng Cộng sản

Khổ một của bài thơ tập trung diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Cộng Sản. Ở khổ thơ đầu có sự kết hợp hài hoà giữa hai bút pháp Tự sự và trữ tình. Hai câu thơ đầu được tác giả viết theo bút pháp tự sự. Lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim"

"Từ ấy" là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới mười tám tuổi, đang hoạt động sôi nổi trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Trong bài "Nhớ đồng":

"Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời..."

Quả thật, vui sướng là khi có đường để đi. Như một nhà triết lí đã nói: "Đau khổ nhất là không có đường để đi".

- Bằng những hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ", "mặt trời chân lí", "chói qua tim", Tố Hữu diễn tả niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng Đảng: khẳng định lí tưởng Cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.

→ Nguồn sáng đó không phải là anh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày "nắng hạ". Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường – "mặt trời chân lí":

「Ngữ văn」 Bứt phá 9+ lớp 11 彡 Nghị luận văn họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ