• Tràng giang

444 4 1
                                    

A. MỞ BÀI

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành từ phong trào Thơ mới. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Huy Cận thường tìm nguồn cảm hứng từ thiên nhiên vạn vật, vũ trụ để gởi gắm "nỗi sầu vạn kỷ" với phong cách đậm chất trữ tình, triết lí. Một trong những bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại rút từ tập "Lửa thiêng" xuất bản năm 1940 là "Tràng giang". Bài thơ được gợi tứ từ dòng sông Hồng vào mùa thu 1939. Khi ấy, Huy Cận là sinh viên trường cao đẳng Canh Nông đứng ở bờ Nam bến Chèm – Hà Nội nhìn dòng sông hồng mênh mang sóng nước, lòng chạnh buồn khi nghĩ về cuộc đời nổi trôi nên đã sáng tác bài thơ này. Đặc biệt là đoạn thơ [...] bởi qua bức tranh sông nước lúc chiều tàn, nhà thơ đã bộc lộ cái tôi cô đơn, nỗi nhớ quê hương, nỗi buồn sông núi da diết của mình.

[...]

B. THÂN BÀI

· Khái quát chung:

a) Nhan đề

"Tràng giang" có nghĩa là sông dài. Đây là từ biến âm của hai chữ Hán Việt "trường giang". Âm "ang" trong "Tràng giang" được điệp lại tạo nên dư âm vang xa, mở ra chiều rộng bát ngát cho dòng sông tạo âm hưởng tao nhã, cổ kính chung cho toàn bài, đồng thời tránh sự nhầm lẫn với dòng sông Trường Giang của Trung Quốc.

b) Lời đề từ

"Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"

Đề từ là những lời chỉ dẫn, mách bảo kín đáo về con đường khám phá tác phẩm văn chương. Lời đề từ có thể ví như chiếc khóa ngầm để mở bức thông điệp thực sự của nhà văn. Lời đề từ trong bài thơ thâu tóm cả tình và cảnh. Trước bức tranh trời rộng sông dài, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi niềm bâng khuâng, buồn nhớ về quê hương, đất nước. Câu thơ mang âm hưởng trầm buồn do phần lớn các thanh bằng tạo nên.

· Phân tích:

a) Khổ 1 Cảnh sông nước mênh mang, bát ngát và nỗi buồn của nhà thơ

Bài thơ được mở đầu bằng tứ thơ cổ điển: dòng sông, con thuyền, không gian rộng lớn và tâm trạng của con người.

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;"

Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang. Dòng sông ngoại cảnh cũng là dòng sông tâm hồn, nỗi buồn trải ra cùng lớp lớp sóng. Khác với dòng trường giang hùng vĩ, cuồn cuộn của Đỗ Phủ:

"Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,

Bất tận Trường giang cổn cổn lai."

"Tràng giang" của Huy Cận lặng lờ "sóng gợn", "thuyền xuôi mái", nhuốm nỗi chia li "thuyền về nước lại sầu trăm ngả". "Sóng gợn" là sóng nhỏ lăn tăn, lan tỏa ra xa và sóng buồn điệp điệp là con sóng của lòng người chứa đựng nỗi buồn âm thầm, tha thiết. Có bao nhiêu lớp sóng trên sông là có bấy nhiêu nỗi buồn của thi sĩ.

「Ngữ văn」 Bứt phá 9+ lớp 11 彡 Nghị luận văn họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ