A. MỞ BÀI
Vào những năm 32 – 45 của thế kỷ trước, trên thi đàn văn chương Việt Nam, ta dễ dàng bắt gặp những nhà thơ mới. Họ, mỗi một nhà thơ, lại đi tìm cho mình một phong cách văn chương riêng, đi tìm cấu tứ mới, chất liệu và thi liệu mới. Vì vậy mà ta gọi họ là những nhà thơ mới. Xuân Diệu cũng vậy. Ông được mệnh danh là ông vua của mảng thơ tình, là hoàng tử của tình yêu, là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức. Một trong số đó có thể nhắc đến bài thơ "Vội vàng" – tiếng lòng của một kẻ yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha, cuồng nhiệt. Bài thơ in trong tập "Thơ thơ" (1938), là một trong những sáng tác tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt là đoạn thơ đầu tiên – một đoạn thơ "rạo rực trái tim của tình yêu đời thiết tha, say đắm".
[...]
B. THÂN BÀI
· Phân tích:
Cũng như bao bài thơ khác, "Vội vàng" cũng bắt nguồn từ cảm hứng về mùa xuân, nhưng nó mới ở cách thể hiện và cường độ cảm xúc với bốn câu thơ mở đầu như sau:
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi."
Ta nhận ra điều gì từ bốn câu thơ này? Thứ nhất, chúng ta thấy ngay từ những câu thơ đầu, Xuân Diệu đã thể hiện cái tôi đầy bản lĩnh như ông đã từng viết:
"Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất,
Không có chi bè bạn nối cùng ta."
Nghĩa là, cái tôi của Xuân Diệu được thể hiện rất cá tính, vô cùng bản lĩnh, và điều này được thể hiện rõ trong bốn câu thơ đầu của bài thơ "Vội vàng". Điệp ngữ "tôi muốn" và thể thơ ngũ ngôn với tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện khát khao thiết tha, mãnh liệt của thi sĩ. Nhà thơ khao khát "tắt nắng", "buộc gió" như đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời, can dự vào những qui luật muôn đời của tạo hoá. Mục đích "cho màu đừng nhạt", "cho hương đừng bay", phải chăng ông ước muốn bất tử hoá cái đẹp, giữ cho cái đẹp toả lên hương sắc với cuộc đời? Nếu thời gian đi bằng nắng, bằng gió làm nhạt màu, làm phai hương thì nhà thơ muốn níu giữ thời gian ngưng bước, để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời tươi xuân thì của tạo vật. Có thể nói đằng sau ước muốn phi lí ấy là khát vọng mãnh liệt – muốn lưu giữ cái đẹp của một tâm hồn yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên, cuộc sống tha thiết.
Là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ phải chăng xuất phát từ bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp nơi thiên đường trần thế đang mơn mởn non tơ:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
...
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,"
BẠN ĐANG ĐỌC
「Ngữ văn」 Bứt phá 9+ lớp 11 彡 Nghị luận văn học
No FicciónTóm tắt: Bạn muốn bứt phá điểm 9+ môn Ngữ văn phần nghị luận văn học nhưng cứ mãi loay hoay chưa biết cách? Đừng lo, bạn đã đến đúng nơi rồi đấy (˵ •̀ ᴗ - ˵ ) Lưu ý: Đa số các bài phân tích dưới đây đều được mình sưu tầm hoặc tự tay chấp bút và chún...