2 Trời giấu trời mang đi

691 75 21
                                    

10 năm trước, Hà Nội đơn giản và diệu vợi hơn. Nó diệu vợi theo một cái gì rất riêng. Không smartphone, không chen chúc chật chội ngùn ngụt như cấu xé nhau. Hà Nội lúc ấy, là sự thanh lịch của tà áo dài trường nữ sinh, là những cậu trai áo sơ mi đóng thùng, quần tây đen, chân đi đôi sandal da, đầu tóc bôi keo bóng lộn. Hà Nội thời ấy, diệu vợi theo kiểu thanh lịch, giản đơn và cổ kính hơn. Tất cả làm nên một bức tranh hoài niệm bệt màu kí ức.

Bức tranh ấy, điểm tô chùm phượng đỏ và tiếng ve ngân râm ran vào dịp hè trong từng lời hát: "Em chở mùa hè của tôi đi đâu, cành phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám"

Là mùa thu, là một bầu trời xanh ngằn ngặt, trong trẻo đến độ lòng người trở nên xao xác. Là tiếng bài giảng "Con nai vàng ngơ ngác/Đạp lên lá vàng rơi..."trong "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư.

Hình như chỉ có một người thấy lòng mình xao xác.

Phải chăng người ta thấy xao xác vì người ta trót đem lòng nhớ quá nhiều...?

Người ta nhớ lắm, nhớ cái thủa mài đến mòn đít trên ghế nhà trường mơ màng nhét đủ thứ bài vào đầu. Nhớ nhất là khi học kí "Hà Nội băm sáu phố phường" của Thạch Lam, dãi dớt cứ dài ra thèm thuồng khi nghe tới mục tác giả cứ quảng cáo đủ loại món ăn. Thời ấy, chưa hiện đại lắm. Thì các cụ Thạch Lam, Nguyễn Tuân là food reviewer đời đầu. Học văn mà cứ tưởng học cách thẩm định đồ ăn không bằng. Bụng réo sôi ầm ầm.

Thì người ta cũng nhớ, lần học thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, tim cứ xao xuyến. Gớm, không phải là học sinh Chuyên Văn mà cũng ôm ấp cảm xúc dạt dào lắm cơ. Vừa học vừa thổn thức, liếc sang thằng bạn nằm bên cạnh gáy khò khò cũng đến cạn lời.

Người ta ở đây là cậu Vương, Mai Khánh Vương, cậu thiếu gia độc nhất của nhà họ Mai-họ nhà có cái ông giàu giàu nứt đố đổ vách có cái nhà to bự nằm chễm chệ ở mặt tiền trên phố đi bộ ý.

Không phải là bây giờ, từ ngày xa lắc xa lơ khi người ta vẫn còn chở nhau bằng xe đạp và yêu nhau mùi mẫn bằng mấy lá thư tình viết tay thì cậu Vương đã có lịch sử thâm niên huy hoàng là được gái bu kín lưng.

Con gái ngày đấy giữ giá lắm, có anh trồng cây si trước cửa nhà bảy ngày bảy đêm cũng cứng lòng ngúng nguẩy rằng: "Thôi, em còn sự nghiệp học tập" hay "Thôi đi, thầy u người ta chưa có cho yêu". Có cô bạo hơn tí, cắt tóc tém, phải ngồi sau xe trai đi Wave đỏ xanh mới chịu, cứ như đóng Hà Lan ngượng ngùng núp sau vai Dũng bảnh tón nẹt bô ầm ầm dọc cái Hồ Tây.

Nhưng mà, là gái mặc áo dài hay cắt tóc tém, giá cũng rớt ào ào khi gặp cậu Vương. Cô khóc hết nước mắt, ngậm ngùi nhét thư tình ép hoa khô nắn nót viết: "tặng bạn Vương" để hộc bàn người ta, cô nằng nặc đòi mua nguyên cái rễ cây cắm trước biệt phủ nhà người ta. Câu chuyện của hội nữ sinh hay bàn tám trong giờ giải lao toàn kiểu:"Eo oi, hôm qua t mới thấy anh Vương nhé, ảnh đẹp trai lồng lộng luôn ý", "Tao sẽ là công chúa bong bóng còn ảnh sẽ là bạch mã hoàng tử của tao"; "Vương xây cho em lâu đài tình ái, chắc không có trên trần gian...".

Mấy cô cứ mơ thế, còn anh Vương tự khắc bước ra khỏi giấc mơ ấy.

Nhưng ai cũng mê Vương là sự thật. Nhà mặt phố, bố làm to, mấy cái nhà nằm dọc phố "Hàng Tiền" thầu hết thành trung tâm buôn bán. Không những thế, cậu Vương không giống mấy thằng quý tử khác được cưng chiều bảo bọc như trứng như hoa, hư hỏng báo cha báo mẹ. Cậu học giỏi, an tọa ở trường Chuyên lớp chọn, đối xử khiêm nhường, tử tế như bao anh thư sinh có học thức với cái đít chai siêu dày đính vào mặt. Là học sinh đủ tiêu chuẩn 5 điều cháu Ngoan Bác Hồ, Vương hoàn hảo toàn bích toàn diện. Nhưng Chúa tạo ra cậu không phải là thánh mà là con người, mà là con người nên thể nào cũng lòi ra dăm ba cái khiếm khuyết.

Đợi anh đến lúc chớm thu [NagiReo] NgroNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ