Nếu đề bài yêu cầu phân tích đoạn thơ này, trước hết phải nói được khái quát nội dung phần thơ trước. Tham khảo ở ví dụ phần 2.
5.1: Trong bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anhhùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị:
Bên cạnh những phát hiện mới mẻ, độc đáo về sự đóng góp của nhân dân trong việc làm ra không gian địa lý của Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn hướng vào dòng chảy xa xăm, sâu thẳm của lịch sử để suy tư, chiêm nghiệm về công sức của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc:
"Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước"
- Đoạn thơ mở ra với tiếng gọi tha thiết "em ơi em" như tiếng hát thâm tình, như lời thủ thỉ trò chuyện với "em".
- "Em" có thể là người con gái nào đó trong tưởng tượng của tác giả, cũng có thể là thế hệ trẻ, những người sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông hay chính là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính mình.
Nhà thơ đã đưa ta về "nhìn rất xa vào bốn nghìn năm Đất Nước", một đất nước với lịch sử lâu dài, với truyền thống vẻ vang được tạo nên bởi sức mạnh, sự vĩ đại của nhân dân.
Nghĩ về bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ đã nhận thức được người làm nên Đất Nước không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh, bình dị:
"Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người ocn trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh."
- Với những từ ngữ "người người", "lớp lớp", "con gái", "con trai", "có biết bao người", "người người" đã gợi lên ấn tượng về sự đông đảo của nhân dân. Hết lớp này đến lớp khác, bao thế hệ con người Việt Nam đã kế tiếp nhau viết nên những trang sử hào hùng của Đất Nước.
- Khi đất nước hòa bình, họ chăm chỉ, "cần cù làm lụng". Khi Đất Nước có ngoại xâm, người con trai trở thành Thạch Sanh, Thánh Gióng, xông pha trận mạc, người con gái ở nhà "nuôi cái cùng con", đảm đang, tăng gia sản xuất, lo việc hậu phương.
- Họ cùng đồng lòng chung sức để đánh giặc cứu nước, và "ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" để Đất Nước mãi tự hào với bao tên tuổi của những nữ anh hùng như Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai,...
è Cả đoạn thơ không có một tên riêng, chỉ có những người con gái, cũng không có một triều đại lịch sử, không có cả tên một người anh hùng dù "những anh hùng cả anh và em hôm nay đều nhớ". Có lẽ tên tuổi của họ tổ quốc ghi công, sử sách lưu truyền:
"Nhiều người trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ."
Còn những con trai, con gái trong "bốn nghìn năm giống ta lứa tuổi" thì không ai nhớ mặt đặt tên. Họ lặng lẽ hi sinh mồ hôi, xương máu, hiến dâng tuổi thanh xuân, hạnh phúc của mình để "làm nên Đất Nước". Họ thầm lặng và lớn lao, vĩ đại. Và Đất Nước anh hùng được làm nên bởi những con người bình thường, mộc mạc mà cao cả.
Từ sự hi sinh lặng lẽ và âm thầm của nhân dân, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã ca ngợi và khẳng định công sức của những con người đã hóa thân vào Đất Nước:
"Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước."
- Cấu trúc sóng đôi giữa "sống" và "chết", giữa "giản dị" và "bình tâm" đã gợi lên sự thanh thản, nhẹ nhàng trong sự ra đi của bao thế hệ con người Việt Nam.
- Đối tượng mà nhà thơ muốn nhấn mạnh đó là tuổi trẻ: "Có biết bao người con gái con trai". Họ là những con người mang tâm hồn tuổi trẻ Việt Nam cao đẹp, sống hết mình, sống ngẩng cao đầu, "sống giản dị" và "chết bình tâm". Trong "bốn nghìn lớp người" ấy, có vô số những con người "không ai nhớ mặt đặt tên" nhưng công lao và sự nghiệp của họ để lại là Đất Nước, họ đã hóa thân thành Đất Nước vĩnh hằng bất tử.
Lịch sử 4000 năm Đất Nước được viết bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của những con người cao cả ấy.
Đoạn thơ đã mang đến cho người đọc một nhận thức rất đơn giản mà thấm thía. Mỗi con người Việt Nam dù nhỏ bé đều đã góp sức mình để xây dựng Đất Nước làm nên lịch sử dân tộc. Ta không chỉ cảm nhân được tình yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm mà dường như tình cảm ấy còn lay động, thức tỉnh bao thế hệ trẻ, khơi dậy ở họ niềm tự hào về quê hương, đất nước. Cũng chính vì vậy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thật sự "giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin ở bản thân mình và làm nảy nở khát vọng hướng tới chân lý" (M. Gorki).
BẠN ĐANG ĐỌC
Đất Nước | Nguyễn Khoa Điềm.
De TodoTất tần tật về tác phẩm Đất Nước. Đã và đang bổ sung.