Nếu đề bài yêu cầu phân tích đoạn thơ này, trước hết phải nói được khái quát nội dung phần thơ trước. Tham khảo ở ví dụ phần 2.
4.1. Nhân dân làm ra không gian địa lý của Đất Nước.
Đoạn trích "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ta đến với một Đất Nước giản dị mà rất đỗi đời thường, Đất Nước của nhân dân.
Đoạn thơ là câu trả lời mang tính thẩm mĩ cho câu hỏi: ai đã làm nên hình sông thế núi, làm ra hình hài Đất Nước? Từ đó đi đến khẳng định: nhân dân chính là người làm ra không gian địa lý của Đất Nước.
'Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nen hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chính mươi chín con voi góp mình cho đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thẳng cánh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm."
- Đầu tiên, tư tưởng "Đất Nước của nhân dân" được thể hiện qua sự biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với nhân dân - những người đã cống hiến từ điều nhỏ bé nhất cho Đất Nước.
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật liệt kê một loạt các địa danh: núi Vọng Phu, hòn trống mái, đất tổ Hùng Vương, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Ba Điểm,.. Tất cả đều là những địa danh nổi tiếng, những cảnh đẹp, những kỳ quan thiên nhiên của đất nước.
Thể hiện niềm tự hào của tác giả, đặt trong bối cảnh đế quốc Mỹ đang tìm cách xâm lược và chia rẽ nước ta.
Đoạn thơ còn có ý nghĩa khẳng định về sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Tác giả sử dụng điệp từ "góp" đến bảy lần, nhằm nhấn mạnh: Chính nhân dân là những người đã hóa thân vào từng hình sông, dáng núi để làm nên vóc dáng, hình hài, cơ thể của Đất Nước, làm nên linh hồn của các danh lam thắng cảnh, làm nên trầm tích văn hóa của mỗi địa danh. Từng mảnh đất dòng sông, ngọn núi đều gắn liền với tính cách, tâm hồn con người Việt Nam.
- Bao thế hệ con người Việt nam đã đóng góp cho danh lam thắng cảnh của đất nước một sự hóa thân, một ý nghĩa phủ nhuộm đậm đà cả tâm hồn dân tộc.
+ Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định gắn liền với sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng hóa đá.
+ hòn Trống Mái cũng là câu chuyện gắn bó nghĩa tình vợ chồng nghĩa nặng tình sâu.
+ Gót ngựa Thánh Gióng nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng với ngựa sắt cùng người anh hùng nhổ tre đánh giặc. Mỗi bước đi của gót ngựa ấy được ghi dấu bằng ao đầm để lại đến ngày nay.
BẠN ĐANG ĐỌC
Đất Nước | Nguyễn Khoa Điềm.
De TodoTất tần tật về tác phẩm Đất Nước. Đã và đang bổ sung.