3. Mẫu phân tích 9 câu thơ đầu.

1.6K 20 4
                                    

Quê hương, đất nước là những mảng đề tài lớn, quen thuộc trong thi ca. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ thành công trong việc xây dựng lên một dáng hình đất nước, phác họa sống động một tình cảm lớn lao và vô cùng thiêng liêng cho quê hương, xứ sở, đó là một đất nước dù phải trải qua biết bao đau thương nhưng vẫn ngời sáng tinh thần quyết tâm đấu tranh trong trang thơ của Nguyễn Đình Thi, là một đất nước bình dị nhưng gắn bó yêu thương trong thơ của Hoàng Cầm. Cũng viết về chủ đề đất nước quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến những cảm nhận vô cùng mới mẻ, độc đáo về đất nước trong đoạn thơ Đất Nước. Ông đã định nghĩa đất nước bằng những hình ảnh bình dị, thân thuộc, gần gũi nhất đối với đời sống con người để từ cái thân thuộc, vô danh ấy nhà thơ đã khái quát lên một đất nước hữu hình, đẹp đẽ mà vô cùng thiêng liêng. Đặc biệt, trong 9 câu thơ mở đầu tác phẩm, NKĐ đã cho chúng ta thấy được một đất nước trên phương diện hoàn toàn mới qua cái nhìn đầy mới lạ của mình.

"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những câu chuyện "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó."

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. TCMĐKV được sáng tác năm 1971 – giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây là giai đoạn quan trọng khi chúng ta phải giành những thắng lợi mang tính quyết định trên lĩnh vực quân sự để hiệp định Pari đi vào thực thi. Với mục đích thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình. Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V của TCMDKV) là một trong những đoạn trích hay và tiêu biểu nhất về đề tài đất nước trong thơ VIệt Nam hiện đại.

Trong đoạn trích, Nguyễn Khoa Điềm tập trung thể hiện những khám phá mới mẻ về đất nước trên ba phương diện: chiều dài của thời gian lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của truyền thống văn hóa dân gian. Khi khám phá đất nước ở chiều dài của lịch sử, ông không dựa vào sử liệu hay những khái niệm trừu tượng mà chọn những hình ảnh tự nhiên, bình dị để cảm nhận về đất nước:

"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể."

Câu thơ mở đầu chính là lời khẳng định Đất Nước đã có từ rất lâu, tồn tại như một điều hiển nhiên với chiều sâu cội nguồn và sự hình thành phát triển suốt bốn ngàn năm văn hiến. Đất Nước hiện lên vô cùng thân quen và gần gũi trong những câu chuyện "ngày xửa ngày xưa" – cụm từ chỉ thời gian mang tính ước lệ - nhắc đến một thời rất xưa trong quá khứ. Dưới cái nhìn của NKĐ, đất nước lại có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" ấy, có nghĩa rằng Đất Nước của chúng ta được hình thành phát triển từ rất lâu đời, không ai biết được thời gian cụ thể. Cách khám phá về cội nguồn lịch sử về Đất Nước của NKĐ không phải bằng sự nối tiếp của các vương triều hay các sự kiện lịch sử trọng đại như Nguyễn Trãi đã từng viết trong "Bình Ngô Đại Cáo": 

Đất Nước | Nguyễn Khoa Điềm.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ