Năm ấy là năm 41

5 0 0
                                    

Nắng tháng năm tan vào gió ngoài kia, để lại chút sắc nhàn nhạt vẽ nguệch ngoạc bên khung cửa đã mòn mọt. Quốc kéo tấm mành đã phủ vài tầng bụi khỏi chiếc rương gỗ trầm hương, những ngón tay gầy guộc trơ một sắc xanh loằng ngoằng vài gân máu kéo nắp rương cũ kỹ. Bức tranh đã nhàu đi, sờn lại, bức tranh người kia vẽ anh, bức tranh rất xấu, chỉ là bởi nụ cười ngây ngô của người ấy mà Quốc gìn giữ như một kỷ vật cố hữu.

Mân rời đô thành ngay đêm ấy, không một lời giã từ. Quốc bải hoải tìm nó khắp chốn kinh kỳ đất chật người đông, chen vào dòng người lạc lõng để tìm kiếm một bóng hình anh thương nhớ. Chỉ đến khi trái tim Quốc gần kiệt quệ, một bức thư biên tay rơi ra từ sấp vở cũ đã vàng vọt của Mân, Mân biệt giã bằng vài câu ngắn ngủi.

Nó bỏ anh rồi. Không còn đây nữa.

Mân về Mỹ Tho, căn nhà xưa cũ cha má nó từng ở vắng chủ thành ra xơ xác, tiêu điều. Nó dựng lại cái chòi giữa đầm sen, kiếm cơm bằng vài ba bữa ốc đồng, mấy con rô phi chẳng may lọt vào ruộng nhà nó, bữa nắm sen luộc ăn mát dạ, bữa lắt nhắt vài cọng rau muống chấm tương.

Nó phải về lại chốn cũ nơi nó sinh ra, đây mới thực sự là nơi nó nên thuộc về. Không phải phố đô hội trăm năm nườm nượp sáng, chốn kinh kỳ dập dìu đèn hoa, không phải căn nhà ba gian thạch cao màu trắng ngà, càng không phải trú ngụ trong vòng tay đã dần nới lỏng của người chủ cũ ấy.

Nó biết rồi sớm thôi, Quốc cũng lại về đây, anh cũng lại đem cái lý lẽ rằng yêu thương nó nhiều chừng nào, đau đớn ra sao khi thấy nó trao cả tim mình cho Diễm. Nó mệt mỏi với cái luận điệu ấy của cậu Ba rồi, nó chẳng còn sức mà kịp thương, kịp nhớ nữa. Nó cứ ở đây với chiếc lồng sáo nhỏ. Đêm trăng tròn, cảnh màn trời chiếu đất lưng lửng giữa không gian, nó nằm đấy, trên đám dạ khô thơm phức ngửa đầu chờ một ngày hòa bình sáng lòa.

Năm rộng tháng dài, thời gian nhiều như vậy, đối với Mân cũng chỉ là tròn ba tháng có lẻ, khi ve đầu làng bắt đầu râm ran, khi phượng cạnh gốc đa mái đình rực đỏ cả khoảng trời xanh thẳm. Hè về không một lời báo trước, chỉ kịp đưa hương ổi tan vào mây.

Nó đã về đây, chốn Mỹ Tho này, đã tròn trăm lẻ một ngày. Thoáng hạ mơn man một góc sân vàng rực. Nó lại mơ về những thoáng hạ như thế, ngày ấy nó còn là cậu nhóc nhỏ cun cút sau lưng Ba Quốc. Những trưa hè vàng ruộm, cỏ ngoài đồng khoác một tấm áo lấp lánh, những lúc ấy một lớn một nhỏ đội nắng dắt díu nhau. Những thoáng hạ với cơn mưa rào đầu hè trực đến trực đi, Mân lại đội mưa, lội tận đầm sen hôi mùi bùn tanh tưởi, lấy một cái vá cũ úp lên một con óc da sần sùi đang nhầy nhậy dưới mưa. Nó reo lên, khanh khách cười, rồi bọc vào áo, đem cho vào một cái lọ sứ nho nhỏ, lại lụi cụi để trên bàn học cậu Ba.

Hè bây giờ buồn tênh. Hè trải dài miên man mòn mỏi.

Quốc một mình giữa Sài thành rộng lớn, cô đơn tựa vị khách vãng lai. Những lúc ấy, Tú lại líu lo bên cạnh, như một chiếc nấm cười chọc anh điên tiết rồi lăn ra khúc khích.

Mân bỏ đô thị mà về với thôn kia. Ông bà Hội đồng chẳng ai hay, đến Quốc mãi khi Mân đi tròn mười ngày mười đêm cũng mới vỡ lẽ từ bức thư Mân để lại. Anh cũng giấu tuốt mỗi khi ông Hội đồng biên thư lên hỏi thăm đến thằng Mân. Tú cũng hay tin mà mặt mày xám ngắt xám ngơ. Thị không thốt nên một lời nào trước sự tình ngang trái ấy. Chỉ một dấu hỏi to đùng hiện lên trong đầu thị. Quốc bức Mân đến mức nào để nó phải bỏ đi như thế?

[CV][KOOKMIN] Bao giờ cho đến tháng baNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ