Vì đất nước, vì em

12 1 0
                                    

Cuối năm 44, Mân rời xứ Mỹ Tho. Đêm nó đi, đất trời Mỹ Tho lặng im phăng phắc, không một tiếng gió lùa, chẳng tiếng chó sủa gần xa. Mỹ Tho chìm vào im lìm và lạnh lẽo. Lòng nó hiu hắt vài tiếng vè mong manh.

Mân lên Sài Gòn, mà Sài Gòn những năm này khác xa so với trí nhớ của nó. Sài Gòn u hoài, buồn bã. Sài Gòn không còn sáng trưng những phố đèn, xanh đỏ với tấm áo lụa thướt tha của các vị tiểu thư khuê các chốn kinh kỳ. Sài Gòn giờ xơ xác, tiêu điều quá.

Trong cơn nheo nhóc của kẻ không nhà, không cửa, Mân gặp Thế. Mân ức chập chờn của nó còn lởn vởn hình ảnh Thế bế xốc nó lên từ đống rác, toàn thân mềm oặt, lả lướt, mưa ngoài trời xối mạnh lên mặt nó tím tái. Nó đã nghĩ mình sắp về chầu ông bà ông vải rồi, ấy thế, nó còn sống dai chán, nhịn đói ba ngày mà vẫn chả chết. Cái số nó, chắc còn phải khổ nữa, khổ mãi, khổ cho đến tận khi chẳng còn hơi sức mà than thì sẽ tự khắc chết.

Mấy tháng giời, nó được Thế chăm sóc chu đáo, bệnh tình mới chịu thuyên giảm. Một đêm nghe Thế phàn nàn tình hình đất nước, nó liền xin xung phong được tham gia vào cứu nước, cứu dân. Cái đời nó, chỉ biết làm kẻ hầu người hạ cho người ta, chỉ biết đem cả lòng cả dạ mà dâng cho người ta, nay cũng xin nguyện mà đem thân này hi sinh cho Tổ quốc. Đêm ấy, Mân chẳng thông qua bằng cấp, cũng chẳng giấy tờ gì cho cam, nó tham gia vào đội tình báo của hội Thanh niên Tiền Phong chỉ với sự tin tưởng mà Thế giành cho nó.

Cuối tháng hai, năm 45, Quốc kết hôn với cô con gái ngoài giá thú của Thống Đốc Nam Kỳ. Mối hôn sự này nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình hội đồng Kim được bảo hộ dưới tay Pháp.

Đêm ngày mùng chín tháng ba, Nhật đảo chính Pháp. Dưới sự lãnh đạo của các Xứ ủy Nam Kỳ, nhân dân các tỉnh tự sắm sửa giáo mác, xà mâu, gậy tầm vông vạt nhọn; công nhân, nông dân, tìm cách lấy súng, đạn của Pháp, của Nhật.

Các gia đình quan lại, quý tộc, địa chủ, thương gia dưới sự bảo hộ của Pháp đều thất thế. Hàng nghìn người ùa ra bến cảng lên tàu sang Pháp, tự cứu lấy mình. Gia đình cũng vậy, chỉ có anh ở lại. Vì một nỗi áy náy của một kẻ bỏ nước chạy lấy thân, vì còn một người mà bao năm nay anh vẫn hoài tìm kiếm. Quốc ở lại, tìm Mân.

Đã là đêm thứ ba nó không ngủ, ngồi tuốt trên trạm gác, tì cằm vào góc án thư cũ kĩ, giấy rách nham nhở bị thấm nước và loang vài vết mực. Trăng đêm nay sáng quá, trăng hiền hòa vỗ về lên mái tóc non tơ của người niên thiếu. Đêm ở rừng, canh ba trời hãy còn rất sáng, xa xa vẫn nghe vài tiếng cú khạc, tiếng ríu rít của lũ chuột nhắt. Mân ngửa mặt nhìn trời, để gió lùa vào manh áo mỏng và để trăng thoa nước mát lên da.

"Sao giờ này còn chưa ngủ?"

"Anh Thế, anh vẫn còn thức đấy à?" Mân nhìn Thế đỡ cây đèn dầu đặt lên góc bàn.

"Thì tôi cũng không ngủ được như chú. Mà nghĩ cái gì cứ thất thần. Thầm thương trộm nhớ nàng nào chăng?"

Mân cười mỉm, rồi kéo ghế cho Thế ngồi.

"Anh Thế yêu bao giờ chưa?"

"Yêu rồi. Mà chả đâu vào đâu cả?"

Mân im lặng như đợi anh nói thêm. Thế đành hắng giọng, ngồi thẳng lưng kể nốt câu chuyện cho thỏa lòng tò mò của Mân.

[CV][KOOKMIN] Bao giờ cho đến tháng baNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ