Chương 29: LỜI TÁC GIẢ

21 0 0
                                    

Khi bước vào hành trình kéo dài hai năm với người trầm cảm mà điểm kết của nó là cuốn sách này, tôi đã cho rằng nó sẽ không quá khó khăn. Tôi đã từng đồng hành với người trẻ mười tám, đôi mươi, khoảng cách thế hệ giữa tôi và họ rất lớn, đã từng đi cùng người cận tử, sự đau đớn thể xác và cái chết luôn cận kề, còn những nhân vật này, họ "chỉ trầm cảm thôi mà".

Tôi đã nhầm làm sao.

Quá trình chuyện trò của tôi với nhân vật có thể đứt quãng nhiều tháng, khi họ bị nhấn chìm trong một giai đoạn trầm cảm mới. Nhiều cuộc gặp bị hoãn vào phút cuối vì đêm trước họ thức trắng. Email của tôi có thể không được phản hồi nhiều tuần, bởi với họ, mở email ra vất vả giống như leo qua một quả núi. Có những địa điểm gặp bị thay đổi bởi họ bị ám ảnh bởi một nỗi bất an không gọi được tên. Có những ký ức chúng tôi không tiếp cận được bởi chúng vẫn còn khiến họ run rẩy sợ hãi. Đi cùng họ, tôi thấm thía rằng trầm cảm khó hiểu thế nào với người ngoài. Khi có thể ra ngoài để ngồi trước mặt tôi, họ là những con người sáng sủa, duyên dáng, nói năng khúc chiết. Thật khó để hình dung chỉ tuần trước đó, họ lê lết, sợ hãi, kiệt quệ, hoặc mấy tuần sau đó thôi, tay họ sẽ đầy các vết cắt.

Tôi đã trải qua những giây phút đau buồn, bất lực và cả giận dữ khi chứng kiến sự cản trở khổng lồ mà cộng đồng vứt vào cuộc đời của người trầm cảm. Trầm cảm gây khuyết tật, nhưng nó là một thứ thương tích vô hình. Nếu người đi xe lăn khiến người khác động lòng trắc ẩn và sẵn sàng giúp đỡ thì người mang khuyết tật vô hình không những không được hưởng một sự ưu tiên nào mà còn bị đánh giá, bởi họ bị so sánh với người lành lặn. Đồng nghiệp của một người đang điều trị ung thư sẽ tạo điều kiện để anh vừa đi làm vừa chạy hóa chất. Đồng nghiệp của người trầm cảm, do không biết anh bị bệnh hay khước từ coi đó là bệnh "thật" sẽ coi anh là vô kỷ luật và không đáng tin cậy khi anh muộn thời hạn vì trầm cảm khiến anh lê lết.

Căn bệnh này không chỉ vô hình vì người ta không dễ dàng nhìn thấy, nó vô hình bởi nó bị giấu kín. Trong số hàng trăm người mà tôi đã tiếp xúc, đa số tiết lộ rằng tôi là người duy nhất biết họ có trầm cảm. Nếu như nhiều người lẳng lặng đi khám ung thư một mình vì không muốn người nhà lo lắng thì cũng nhiều người lẳng lặng đi khám trầm cảm một mình, nhưng là vì sợ bị đánh giá. Đây là lý do khác dẫn tới việc chín mươi phần trăm người trầm cảm không được trị liệu. Đáng tiếc là họ có lý do để làm vậy. Bố Hằng nói rằng cô "cứ diễn", bố Uyên nói rằng cô "làm trò". Họ hàng của Thành cho rằng anh ở nhà vì lười nhác, họ hàng của Thanh cho rằng cậu ham game và được mẹ nuông chiều. Họ hàng của Hoa cho rằng cô "điên khùng kiểu Tây". Con cái ông Thạch ngăn ông tới bệnh viện tâm thần, vì "bố có làm sao đâu".

Theo một khảo sát cách đây vài năm, vẫn còn một phần ba người Nhật tin là "yếu đuối là nguyên nhân gây ra trầm cảm". Ngay cả ở Mỹ, một trong bốn người cho rằng việc thừa nhận mình trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới quan hệ bạn bè của họ. Chín trong mười người Anh tin rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ. Thật khó hình dung điều này xảy ra với người bị hở van tim hay tiểu đường. Rõ ràng, định kiến trầm cảm là một dấu hiệu của hỏng hóc trong tính cách hay trong đạo đức còn rất nặng nề. Những năm qua, báo chí Việt Nam đã có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều sạn. Các bài báo với nội dụng đúng đắn và cung cấp kiến thức cần thiết vẫn có thể được đặt những cái tít giật gân để câu view như, "Những cô nàng sống giữa đô hội suýt tìm đến cái chết vì điều gì?" hay "Du học nước ngoài về, nam thanh niên nhảy cầu tự tử". Liệu chỉ người nghèo hay người ít học mới đáng được thông cảm khi họ tìm tới cái chết? Một bài báo khác viết về hiện tượng trầm cảm sau sinh, "'Hổ dữ cũng không ăn thịt con'. Ấy vậy mà có những bà mẹ trầm cảm tội lỗi đã thẳng tay sát hại con mình. Chỉ một tích tắc thiếu kiểm soát mà tước đoạt quyền được sống của con, của mình và phá hoại tan nát cả một gia đình." Sự độc ác và vô cảm trong cộng đồng rất phổ biến. Bạn cùng thuê nhà của Hiển muốn đánh cậu vì cậu tự tử trong khi "chưa làm được gì cho bố mẹ". Các mạng xã hội đầy sự giễu cợt về người tự sát. "Hôm trước kêu tự tử thì hôm sau lại vào bình luận, cảm ơn mọi người, mình không sao. Thật sự đéo hiểu mục đích là gì," hay "Có đứa đòi tự tử từ đầu tháng Tư mà đến tháng Mười vẫn thấy đăng bài."

Đại Dương ĐenNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ