Chương 8: Hòa thượng vĩ đại

40 1 0
                                    

Sau cuộc luận chiến, tiếng tăm của Kumalajiba lan truyền khắp nơi, đến đâu cậu cũng được người dân vây quanh, tung hoa chúc tụng và chỉ cần được chạm tay vào vạt áo của cậu là ai nấy mặt mày hớn hở, ý chừng rất thỏa nguyện.

Ngay cả một giáo viên nhỏ bé như tôi cũng được thơm lây.

Lúc ra phố, dân chúng trong kinh thành đều đặt vào tay tôi đủ thứ lễ vật nào là dầu thơm, các loại thịt, hoa quả... Đám lính tráng từng bắt giam tôi, nay gặp mặt là kính cẩn cúi chào. Và đặc biệt, chiến thắng của Kumalajiba đã giúp cho công việc khảo sát của tôi được tiến hành hết sức thuận lợi, tôi không gặp phải sự đề phòng hay ngăn cản nào cả.

Hơn mười ngày nữa trôi qua, tôi bấm ngón tay, vậy là chỉ còn khoảng chục ngày nữa, Kumalajiba sẽ kết thúc thời gian thuyết giảng Phật pháp ở đây, sau đó chúng tôi sẽ lên đường đi Khâu Từ.

Hơn một tháng ở lại Wensu, không một chỗ nào tôi chưa từng đi đi lại lại ba lần, vì vậy tôi thực sự mong mỏi ngày khởi hành đi Khâu Từ.

Khi được hỏi: "Nếu có kiếp sau, ông muốn được sinh ra ở đâu", nhà nghiên cứu lịch sử người Anh Arnold Joseph Toynbee đã trả lời rằng: "Tôi muốn được sinh ra ở Khâu Từ, vùng đất thuộc Tân Cương ấy, hai nghìn năm về trước từng là nơi giao thoa của rất nhiều nền văn hóa và dân tộc".

Sau khi đọc câu trả lời này, tôi đã rất khao khát được tìm hiểu về Khâu Từ: âm nhạc Khâu Từ, Thiên Phật động Kizil, sách của H.Bower, di chỉ Subash và cả nhân vật nổi tiếng nhất nhất Khâu Từ - hòa thượng Kumarajiva!

Không biết ngài Toiynbee sẽ nghĩ gì nếu biết rằng ước mơ của ngài sắp được tôi biến thành hiện thực?

Thế là tôi kết thúc buổi lên lớp tiếp theo với tâm trạng đặc biệt phấn chấn.

Tôi đã giảng cho Kumalajiba về "Luận ngữ". Những cuốn nhập môn như "Tam tự kinh" tôi không có sách trong tay, mà cũng chưa thuộc hết và điều đáng ngại hơn cả là, tôi không nhớ "Tam tự kinh" ra đời vào thời đại nào.

Để đảm bảo tính an toàn của trật tự lịch sử, tôi quyết định chỉ giảng những cuốn ra đời trước thời Hán.

Và cuốn đầu tiên, tất nhiên là "Luận ngữ", sau đó đến "Kinh thi", rồi đến "Tả truyện" và "Chiến quốc sách".

Tôi hy vọng tiền học phí từ nay đến khi khởi hành đi Tràng An sẽ đủ để tôi chi tiêu trên đường.

Vừa ra khỏi cửa, Kumalajiba bỗng nhiên quay lại:

- Ngày mai quốc vương sẽ đến, chúng ta phải ra đón ngài, cô cùng đi nhé!

Tôi vẫn chưa hết hưng phấn với kế hoạch đi Khâu Từ, nên hơi bất ngờ:

- Quốc vương đến đây làm gì vậy?

- Đến đón mẹ con tôi.

Sao kia? Vua của một nước mà phải đến tận nước khác đón mẹ con họ, không thể tin nổi! Tôi vội túm lấy tay cậu ta kéo lại:

- Cậu nói đi, rốt cuộc cậu là ai? Vua Khâu Từ là cha cậu phải không? Cậu là thái tử? Nếu không phải vậy thì vì sao nhà vua lại phải vượt ngàn dặm xa xôi đến tận đây đón cậu.?

Không phụ Như Lai không phụ nàng (Đức Phật và nàng)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ