10.6

179 8 0
                                    

Đêm đó, Cung Mặc ngồi dưới nhà sàn thổi sáo hồ lô cả đêm.

Sáng sớm hôm sau, anh đi cùng hai ông bà họ Cung.

Suy cho cùng việc gia đình ba người Cung Đại mất tích phải được giải quyết.

Việc kinh doanh ở nước ngoài của nhà họ Cung và việc riêng của Cung Mặc cũng cần được xử lý.

Tôi ở lại Miêu trại, bắt đầu tìm hiểu về cổ thuật, học dùng cách kim tằm cổ để giúp mọi người chữa những bệnh nhẹ.

Thỉnh thoảng tôi sẽ lên núi hái thuốc, khi rảnh rỗi thì ngồi ngoài nhà sàn ngắm ruộng đồng.

Hàng tháng tôi đều đến bệnh viện ở thị trấn khám thai.

Tuy là cổ thai, tôi cũng từng bỏ nó một lần nhưng sức sống của nó rất mãnh liệt, cũng rất khỏe mạnh, không có gì khác thường.

Bụng càng ngày càng to, nội tâm tôi cũng càng ngày càng yên bình.

Những việc tưởng chừng không thể buông bỏ cũng từ từ buông xuống được.

Qua mấy tháng quan sát, bên phía cổ nhai không có bất kỳ động tĩnh gì.

Trong thời gian đó, tôi, bà ngoại và Long Thất gia từng tới để đó cúng bái Cố Thành, cũng như cúng bái Cung Đại.

Mãi đến ngày 3 tháng 3, các trại người Miêu tổ chức cuộc thi hát tình ca, nghe đâu đây là truyền thống.

Cuộc sống của tôi hiện giờ đã rất thoải mái rồi nhưng Long Thất gia sôi nổi, nghĩ tôi không nên mãi buồn chán ở trong trại, muốn cho tôi xem phong thái trẻ trung của ông ấy, còn kể năm xưa mình hát tình ca đã quyến rũ bao nhiêu cô gái, tiếc là mấy chục năm qua phải lo việc bếp núc ở nhà sàn cho bà ngoại, không thể đi đâu.

Ngày 3 tháng 3, bà ngoại sợ mọi người đụng vào tôi nên cẩn thận che chở tôi ngồi trên tầng cao nhất để xem.

Ngày xưa tiếng hát của người Miêu vang vọng núi rừng, còn bây giờ thanh niên tham gia hát tình ca đã ít, kỹ thuật hát cũng không bằng ngày trước.

Nghe bà ngoại kể, tôi chỉ cười gật đầu.

Đây là sự kiện thường niên, đấu trường nhộn nhịp, dù người trẻ của Miêu trại đã quên chuyện cổ nhai, quên đi thánh nữ tế tư nhưng địa vị của bà ngoại ở Miêu trại vẫn còn đó.

Tất cả trại chủ đều đích thân đến chào hỏi.

Tôi đang ngồi bên cửa sổ nhìn đám thanh niên cởi trần nhảy xuống nước bắt vịt, còn các cô gái thì cười đùa ném đồ xuống để đuổi đàn vịt đi, gây thêm khó khăn thì bà nội đỡ một ông cụ khoảng trăm tuổi lên nhà.

Ông ấy choàng khăn của người Miêu, râu tóc đều bạc trắng, dáng người không hề gầy gò, bên hông còn đeo một thanh đao hình đầu hổ.

Tôi lịch sự gật đầu chào hỏi.

Mí mắt ông cụ giật giật, đôi môi run rẩy kích động nói gì đó bằng tiếng Miêu nhưng vì xung quanh đông người nên không nghe rõ.

Ngay sau đó tay phải ông ấy đập mạnh vào vai trái, gập người chào.

Tôi theo bản năng muốn đứng dậy nhưng bà ngoại lắc đầu ra hiệu bảo tôi đừng làm gì cả, sau đó đỡ ông cụ lui vào đám đông.

Hầu hết mọi người đã quên.

Nhưng vẫn có người nhớ.

Trong tiếng la hét phấn khích, hết con vịt này đến con vịt khác đều bị bắt.

Tiếng cồng chiêng vang lên, mọi người bắt đầu nhiệt tình ca hát.

Ngay khi bài ca đồng thanh vừa kết thúc thì có một giọng hát lớn đột nhiên cất lên từ nơi xa.

Âm bắt đầu đã cao và mạnh mẽ khiến mọi người đều phải ngước nhìn.

Tôi giật mình, ngay cả đứa bé trong bụng tôi cũng đạp.

Kim tằm cổ lại nghịch ngợm chui ra.

Một chiếc bè tre đang xuôi theo dòng nước đi tới, Cung Mặc mặc áo khoác ngắn của người Miêu, tay cầm một cây sào, ngẩng đầu nhìn tôi, hát lớn bài ca chưa từng được hát vang dưới nhà sàn năm xưa.

Mộng tình cổ - Khát VũNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ