Giới thiệu

292 22 0
                                    

Tên truyện: Chỉ trách người quá ung dung.
Tác giả: A Tử.
Thể loại: Tình trai, 1x1, cổ đại chính kịch, "đánh nhau, vờn nhau rồi yêu nhau", Công – người già hay mệt mỏi nhìn tưởng dễ xơi mà không hề dễ xơi x Thụ – người gì đã đẹp lại còn vừa ác vừa tiêu chuẩn kép, thụ theo đuổi công, hỗ sủng, HE.

Giới thiệu:

"Dễ gặp Cẩn An nhưng khó có được Cẩn An."

Đổng thị chuyên quyền cậy thế, Thiên tử sinh lòng đàn áp. Yên vương Lưu Trang năm lần bảy lượt vời Từ Thái bộc về dưới trướng nhưng đều bị khước từ.

Từ Diễm góa vợ sớm, dưới gối thu nhận ba người con nuôi, những năm tháng lang bạt kỳ hồ làm hắn không mong gì hơn một đời yên ổn bình an. Nhưng thế đạo lung lạc, binh biến dấy lên chiến hỏa, Đông cung đoản mệnh, ngai vua bỏ trống. Ba người con của Từ Diễm đều tử nạn.

Giữa cảnh tuyệt vọng, Thái tử 'đã chết' tiện tay cứu mạng Từ Diễm, chẳng biết rằng y sẽ cùng hắn làm nên một trang sử lẫy lừng.

.

"Chấm mực cũng điểm xuyết xiêm y, vệt bùn cũng làm nên phong cảnh", người đời nói Thái tử Dung cao quý đẹp đẽ, là vầng nhật nguyệt không thể nắm bắt.

Thế mà trong cơn say, Lưu Dung lại tựa đầu lên chân Từ Diễm, ngang ngược nỉ non: "Cẩn An ở đâu, Thiên tử ở đó. Không còn Cẩn An, không có Thiên tử."

Lưu ý:
- Công có một đời vợ và ba người con nuôi.
- Thụ từng có thiếp thất, về sau thì chỉ có mỗi công.
- Hỗ sủng (đôi khi) sẽ hơi lệch pha sang công.
- Công lớn hơn thụ một giáp.
- Tác giả viết truyện rất, rất nghiêm túc.

Mục lục:
Hồi 01: Gặp gỡ nhưng chẳng đành trông theo
Hồi 02: Mình ta đàn hát trên đường trần
Hồi 03: Soi kiếm thấy mặt không thấy bóng
Hồi 04: Dây uyên phím loan(1) gửi điệu lòng
Hồi 05: Trùng trùng khói sóng mờ khôn tỏ
Hồi 06: Biền biệt thư nhạn(2), cánh sương giăng
Đoạn kết: Thềm son(3), áo mỏng tựa bên gối
Ngoại truyện.

Chú giải:

(1) Cụm "dây uyên phím loan" xuất xứ từ bài thơ "Trường tương tư 02" của Lý Bạch: "Triệu sắt sơ đình phụng hoàng trụ, Thục cầm dục tấu uyên ương huyền" (đàn Triệu vừa dứt phím phụng hoàng, cầm Thục liền tấu dây uyên ương). "Phụng" – "hoàng", "uyên" – "ương" lần lượt là tên gọi con trống và con mái, hình ảnh này được sử dụng để ẩn dụ cho tình cảm đôi lứa. Trong "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn có câu: "Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng" (Đoàn Thị Điểm dịch).

(2) "Thư nhạn" được lấy từ điển tích "Tô Vũ chăn dê": thời Hán Vũ Đế, Tô Vũ phụng mệnh đi xứ Hung Nô, vì làm phật ý chúa thượng nên ông không được thả về. Một mình ở đất Bắc chăn dê nhiều năm ròng, nhân gặp bầy nhạn di cư về Nam, Tô Vũ đành lấy máu viết một bức thư buộc vào chân chim để nhạn mang bớt nỗi nhớ nhung về nhà.

(3) Cung điện thời xưa chuộng sơn màu đỏ nên "thềm son" ám chỉ cung vua.

[Tình trai/Ongoing] Chỉ Trách Người Quá Ung DungNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ