Cũng không trách Lưu Tú Vân so đo, bỏi vì cuộc sống của mọi người đều quá khó khăn.
Trong mười năm qua, các vùng nông thôn trên khắp cả nước đã phát động phong trào "Nông nghiệp học Đại Trại*". Các vùng nông thôn ăn chung nồi, mỗi nông dân đều là xã viên và phải tham gia lao động để kiếm công điểm.
* Nông nghiệp học Đại Trại (农业学大寨): là một phong trào chính trị do Mao Trạch Đông phát động vào năm 1963 khuyến khích nông dân Trung Quốc noi theo tấm gương nông dân Đại Trại ở Sơn Tây bằng việc thực hành tinh thần hy sinh và hoạt động chính trị ngay thẳng.
Việc tính công điểm việc cụ thể do mỗi tổ sản xuất xác định. Một ngày lao động được tính bằng mười công điểm, công điểm mỗi ngày khác nhau tùy theo giới tính và độ tuổi.
Đây là thời đại mà mọi thứ đều đang chờ cải thiện, đất đai cằn cỗi, năng suất thấp, dân số đông. Sau khi thu hoạch xong các đội phải bàn giao công trình, số thóc còn lại sau khi bàn giao mới được phân bổ theo công điểm mỗi xã viên hạch định.
Một cô con dâu trẻ tuổi như Lưu Tú Vân không thể làm những công việc nặng nhọc, một ngày chỉ được sáu, bảy công điểm. Một công điểm được sáu đồng, đây chính là chỗ dựa ăn uống của thôn Đại Vũ. Mỗi năm ngoại trừ lương thực còn có một ít sản phẩm vùng núi, cá tôm, củ ấu chờ đi Cung Tiêu Xã đổi lấy tiền.
Quan trọng nhất là cuối năm kết toán tiền ăn sẽ khấu trừ vào công điểm, số còn lại mới thuộc về mọi người, vậy nên nhà nào cũng sống rất eo hẹp, đừng nói là ăn trứng ăn thịt, có thể ăn no đã là không dễ.
Trong nhà có ba con gà mỗi ngày đẻ ba quả trứng, điều kiện nhà họ Đổng cũng không tệ lắm, không đến mức bán trứng gà lấy tiền, trừ lúc con dâu ở cữ và các cháu còn nhỏ, thỉnh thoảng trong nhà cũng có thể ăn trứng gà.
Nhưng nhà họ Đổng trên dưới có hơn chục cái tàu há mồm, một ngày ba quả trứng chắc chắn là không đủ. Lưu Tú Vân nhớ rõ lần cuối cùng cô ăn trứng là cách đây một tháng.
Cô còn biết từ hôm em chồng nhảy sông đến nay mẹ chồng đã bí mật nấu rất nhiều đồ ăn cho Đổng Giai Tuệ, nào là trứng gà, bột mì, đường đỏ, đãi ngộ gần như người ta ở cữ.
Cho dù trong lòng Lưu Tú Vân có suy nghĩ nhưng cô cũng không ngốc, cô không thể thể hiện ra trước mặt mọi người, cùng lắm chỉ về phòng lẩm bẩm vài câu với chồng, bởi vậy nên nhìn qua cũng không có gì khác lạ.
Lại nói ba cô con dâu của nhà họ Đổng nhân phẩm đều không tệ. Con dâu cả Chu Ngân Đệ và con dâu thứ ba Triệu Lệ Quyên ở nhà mẹ đẻ là chị lớn, tính cách nghị lực biết nhường nhịn, còn Lưu Tú Vân ở nhà mẹ đẻ vừa không phải con cả lại không phải con út, con giữa rất dễ bị cha mẹ coi nhẹ, hơn nữa nhà mẹ đẻ điều kiện không tốt, từ khi còn nhỏ cô đã phải trải qua cuộc sống khó khăn, chịu đói chịu khát, vậy nên càng quan tâm chuyện được mất, đối với cơm ăn áo mặc vô cùng để ý.
___
Sau khi Đổng Giai Tuệ bình phục, hàng ngày cô đều ở nhà phụ giúp việc nhà như giặt quần áo, nấu cơm, cho gà ăn, chăm sóc vườn rau.
BẠN ĐANG ĐỌC
[EDIT] NGƯỜI VỢ HAI Ở THẬP NIÊN BẢY MƯƠI
RomanceTên truyện: Người vợ hai ở thập niên bảy mươi Tác giả: Chu Thị Độ dài: 97 chương Editor: Mộng Phạn Di Giai Tag: Xuyên không, niên đại, làm ruộng, HE ___ Văn án 1: Đổng Gia Tuệ, con gái nhà họ Đổng bởi vì kết hôn ba năm mà vẫn không mang thai nên bị...