gcsbc2

91 0 0
                                    

Câu 2. Đặc điểm chung của tác nhân gây bệnh cây: Quá trình xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào trong cây và tế bào. Dinh dưỡng ký sinh của tác nhân gây bệnh vào trong cây và tế bào. Độc tố của tác nhân gây bệnh, Độc tố ko chọn lọc ký chủ (NST) và các độc tố chọn lọc ký chủ (HST)

1. Đặc điểm xâm nhập của nấm, vi khuẩn và virus vào trong cây. Đặc điểm dinh dưỡng gây bệnh của mỗi nhóm?

a. Đặc điểm xâm nhập và dinh dưỡng gây bệnh của nấm:

* Đặc điểm chung của nấm gây bệnh:

- Trên 80% số bệnh hại cây trồng là do nấm bệnh gây ra.

- Phần lớn nấm có cơ quan sinh trưởng là sợi nấm có cấu tạo hợp thành một tản nấm.

- Sợi nấm đa bào hoặc đơn bào, phân nhánh.

- Ko có diệp luc, dị dưỡng.

- Tế bào sợi nấm có vách tâc bào (glucan, chitin), nhân. Tế bào chất có không bào và các bào quan khác

* Đăc điểm xâm nhập của nấm:

- Nấm có thể xâm nhập vào cây bằng sợi nấm hay bào tử, phần lớn nấm xâm nhập vào cây bằng bào tử. Trước khi xâm nhậm bào tử phải tiếp xúc với bề mặt ký chủ, gặp điều kiện thuận lợi bào tử này mầm thành ống dẫn mầm. Tùy từng loại nấm mà nấm có thể xâm nhập vào bênh trong câu trực tiếp hay gián tiếp.

+ Xâm nhập trực tiếp (chủ động):

ü    Bào tử của 1 số loại nấm, VD bào tử động phytophthora, Plasmodiophora brassicae nẩy mầm thành ống mầm xâm nhập trực tiếp qua bề mặt rễ.

ü    Bào tử 1 số loại nấm, VD bào tử phân sinh nấm Alternaria nảy mầm thành ống mầm xâm nhập trực tiếp qua tầng cutin của lá. Trong quá trình xâm nhập trực tiếp, nấm luôn tiết ra enzyme để làm mềm bề mặt và tạo điều khiện thuận lợi cho sự nảy mầm.

ü    Đối với một số nấm, VD Pyricularia oryzae, Colletotrichum, Oidium bào tử nảy mầm thành ống mầm. Đầu ống mầm hình thành một cấu trúc đặc biệt gọi là giác bám hay còn gọi là vòi bám/đĩa áp (appressorium). Trên giác bám hình thành để xâm nhập hay còn gọi là vòi xâm nhập/moc xâm nhập (penetration peg) đâm xuyên qua bề mặt ký chủ gồm tầng cutin và vách tế bào. Giác bám tích lũy nhiều carbonhydrate (chủ yếu glycerol) tạo áp lực thẩm thấu cao, giúp hút nước từ bên ngoài vào trong giác bám, tạo 1 ám suất trương lớn (như giác bám của nấm phấn trắng tạo áp suất trương khoảng 20-40atm, của Pyricularia oryzae khoảng 80atm, trong khi của lốp xe ô tô chỉ khoảng 2-3atm). Áp suất trương cao cho phép nấm xâm nhập qua bề mặt ký chủ bằng đến xâm nhập dễ dàng. Mặc dù sự xâm nhập bằng giác bám và đế xâm nhập là do lực cơ học nhưng nấm cũng tiết ra các enzyme nhằm hỗ trợ cho sự xâm nhập như cellulose, pectinase. Trong nhiều trường hợp, VD nấm đạo ôn, sự xâm nhập chỉ có thể xẩy ra nếu giác bám tích lũy sắc tố đen (melanin). Melanin sẽ làm cho vách giác bám vững chắc, ko bi vỡ khi giác bám hút nước để tạo áp suất trương lớn.

+ Xâm nhập gián tiếp (thụ động):

ü    Qua lỗ mở tự nhiên: 1 số loại nấm sẽ nhập vào cây qua lỗ mở tự nhiên như khó khổng, thủy khổng, bì khổng. VD bào tử nấm Cercospora, bào tử nấm rỉ sắt, nảy mầm thành ống mầm và xâm nhập vào cây qua khí khổng.

giongchongchiuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ