gcsbc22

36 0 0
                                    

Câu 22. Tính kháng ko đặc hiệu (Non-specific resistance)

Tính kháng không đặc hiệu hay tính kháng chung có thể được định nghĩa là tính kháng mà tất cả các thành viên (dòng/giống) của một loài cây kháng được tất cả các thành viên (chủng/nòi) của một loài tác nhân gây bệnh.

Cần chú ý là tính kháng không đặc hiệu còn được gọi là tính kháng cơ bản (basic resistance). Nếu tính kháng cơ bản hình thành từ mối quan hệ tương tác khác dạng (ví dụ như giữa nấm Pyricularia và cây ngô) thì mức độ kháng rất cao hay miễn dịch. Trái lại, nếu tính kháng cơ bản hình thành từ mối quan hệ tương tác cùng dạng (ví dụ giữa nấm đạo ôn và cây lúa) thì mức độ kháng thường thấp (tính kháng ngang) vì tác nhân gây bệnh đã đưa vào trong tế bào nhiều effector ức chế tính kháng cơ bản của cây.

Về mặt tiến hóa, tính kháng không đặc hiệu cổ hơn tính kháng đặc hiệu.

Tính kháng không đặc hiệu hình thành dựa trên khả năng của cây nhận biết được các các elicitor chung (general elicitor) của tác nhân gây bệnh. Hiện nay, các elicitor này được gọi là các PAMP. Thuật ngữ PAMP do các nhà nghiên cứu miễn dịch động vật sử dụng đầu tiên và đang dần bị thay thay thế bởi thuật ngữ MAMP vì người ta thấy rằng các vi sinh vật không gây bệnh cũng có các PAMP giống như của tác nhân gây bệnh.

Các PAMP/MAMP nhìn chung đa dạng về bản chất hóa học, thường là các chuỗi peptide, glycoprotein, lipids và oligosaccharides có nguồn gốc từ tác nhân gây bệnh và không gây bệnh. Điểm chú ý là trong quá trình gây bệnh, các tác nhân gây bệnh thông qua các hoạt động enzyme thủy phân cũng tạo ra các chất có nguồn gốc từ vách tế bào thực vật mà các chất này cũng đóng vai trò như elicitor kích hoạt phản ứng phòng thủ của cây. Các chất có nguồn gốc từ ký chủ như trên được gọi là các mô hình phân tử (có nguồn gốc ký chủ) được cảm ứng bởi tác nhân gây bệnh và  được ký hiệu là MIMPs (Microbe-Induced Molecular Patterns). Như vây cây không chỉ nhận biết và phản ứng với các dấu hiệu có nguồn gốc từ tác nhân gây bệnh mà còn có nguồn gốc từ chính cây.

Các PAMP/MAMP hiển nhiên khá bảo thủ trong một nhóm tác nhân gây hại. Một số các MAMP/PAMP chung nổi tiếng là:

- Lypopolysacharid (LPS). LPS có nguồn gốc từ các vi khuẩn gram (-) như Xanthomonas, Pseudomonas…LPS cảm ứng để tạo ra sự cháy oxy hóa, hình thành các enzyme kháng sinh.

- Flagellin. Là protein cấu tạo nên lông roi vi khuẩn gram (-). Mỗi lông roi bao gồm hàng ngàn tiểu phần flagellin. Flagellin chứa một motif nhân biết gồm 22 aa (đoạn fgl22). Flagellin có thể cảm ứng tạo để hình thành callose và các phản ứng phòng thủ khác như hình thành PR protein.

- Harpin. Harpin là các protein được mã hóa bởi gen hrp (viết tắt của hypersensitive response and pathogenicity) của vi khuẩn gram (-). Phần lớn các loài vi khuẩn có 2 cum gen hrp. Cum lớn gồm 6-9 đơn vị phiên mã, mỗi đơn vị mã hóa 1-9 protein. Các protein harpin nằm trên màng tế bào vi khuẩn, tham gia cấu tạo nên hệ thống tiết loại III của vi khuẩn. Hệ thống tiết loại III sẽ vận chuyển Avr protein và cả harpin vào trong tế bào cây. Harpin cảm ứng để tạo phản ứng siêu nhạy/apoptosis và các phản ứng phòng thủ khác.

- Chitin. Oligomer của chitin từ vách tế bào nấm có thể cảm ứng hình thành phytoalexin và lignin hóa tế bào cây.

- Glucan. Glucan từ vách tế bào nấm, đặc biệt là nấm trứng như Phytophthora có thể cảm ứng hình thành phytoalexin.

- Glycoprotein. Glicoprotein từ vách tế bào nấm trứng như Phytophthora có thể cảm ứng hình thành phytoalexin.

giongchongchiuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ