edit: diepanhquan, beta: Tuyết Miêu
Nếu nói Triêu Phượng Các là NOKIA, thì Hiệt Phương Viện chính là NOKLA*, giống như hàng nhái vậy, không thể làm ngươi sập tiệm thì cũng làm ngươi tức chết. Nếu như ngươi được sùng bái là mĩ nữ Tây Vực, thì ta được mệnh danh là mĩ nữ Tây Vực đã tháo mạng che mặt, ngươi là "nhược liễu phù phong", ta là "vô cốt mỹ nhân nhiễu tất đầu", ngươi diễn bài "nghê thường vũ y vũ", ta liền diễn "trọng trọng sa y yểm ngưng chi"*..., tóm lại, luôn luôn tỏ ra hương diễm hơn ngươi một chút.
*Nokia-nokla: phiên âm tiếng Hán của Nokia là Nặc Cơ Á, trong nguyên tác từ sau là Nặc Khởi Á, có thể hiểu đó là một nhãn hiệu hàng nhái của Nokia ở Trung Quốc, viết trong tiếng latinh là Nokla.
*Ở đây tác giả đang so sánh Hiệt Phương Viện và Triêu Phượng Các, trong đó những cụm từ dùng để miêu tả Triêu Phượng Các mang ý nghĩa yểu điệu, thẹn thùng, tao nhã: "nhược liễu phù phong" (dáng đi như liễu nghiêng trước gió); "nghê thường y vũ" (một nhạc khúc múa có nguồn gốc từ thời nhà Đường tương truyền do vua Đường Huyền Tông mơ thấy các tiên nữ mặc áo bảy sắc cầu vồng (nghê thường) có lông vũ múa hát mà viết ra). Ngược lại cụm từ miêu tả Hiệt Phương Viện lại mang sắc thái lả lơi, diêm dúa hơn một chút: "vô cốt mỹ nhân nhiễu tất đầu" (đại ý chỉ dáng người cử chỉ uốn éo như không xương); "trọng trọng sa y yểm ngưng chi" (làn da nõn nà ẩn dưới tầng tầng lớp lớp vải mỏng).
Tôi nghĩ Triêu Phượng Các nhất định là đang kìm nén sự bực bội, dù sao họ đường đường là quan diêu đã thành danh, thế nhưng đám nam nhân dung tục ở bên đó nhìn đến thích mắt, rồi thoáng cái liền đến Hiệt Phương Viện thỏa mãn dục vọng.
Nếu không thì phải thế nào, ngắm mỹ nhân dưới ánh đèn, một khuôn mặt trang điểm mộc mạc, lại được ánh sáng nhu hòa chiếu rọi, ba phần sắc đẹp liền được khuyếch đại thành bảy phần. Trong khi ba phần và bảy phần có sự khác biệt rất lớn, còn bảy phần so với chín phần thì khác biệt không lớn lắm, cho nên biểu tình của nhóm khách quan sắc dục huân tâm sẽ không có sự chênh lệch lớn lắm, tóm lại là tâm tình của quần chúng được thỏa mãn.
Chúng tôi làm hàng nhái rêu rao như vậy, nhưng quan diêu kia vẫn không tìm đến cửa, theo tôi phân tích thì, một là họ ỷ vào thân phận của mình, cho rằng Lý Quỳ chung quy cũng chỉ là Lý Quỳ*. Hai là hai nhà từ trước đến nay cũng coi như nước sông không phạm nước giếng, bọn họ bán chính là ca vũ, là tình cảm, là sự thanh cao mà ỡm ờ, còn chúng tôi bán chính là xích lõa, là ham muốn, là sự lẳng lơ công khai. Balzac* đã nói rằng: cô độc chính là sự hư không, cả tinh thần và thể xác đều cảm thấy sợ hãi nó. Bởi vậy mới có quan điểm "hai tay bắt, hai tay đều phải mạnh*".
*Lý Quỳ (李逵): là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong tác phẩm Thủy Hử, có biệt danh là Hắc Toàn Phong, là người nông dân chất phác, tính tình bộc trực, có tinh thần phản khán cao nhưng hay nóng vội, đôi khi còn lỗ mãng.
*Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời (La Comédie humaine).
YOU ARE READING
Bức xướng vi lương - Catia
ComédieBức xướng vi lương (逼娼为良) Tác giả: Catia Thể loại: Ngôn tình cổ đại, xuyên không, hài, HE Độ dài: 90 chương Tình trạng bản gốc: hoàn Tình trạng beta : hoàn Nhóm edit & beta Đạm Tình Cư Thiết kế bìa: Hàn Phong Tuyết Văn án Căn cứ và...