Phân Tích Bài Thơ "Đây Thôn Vỹ Dạ" Của Hàn Mặc Tử
~~•••~~
Hàn Mặc Tử (1912-1940) ông là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học thơ ca lãng mạn. Ông làm thơ từ rất sớm và có năng lực sáng tạo phi thường, để lại nhiều tác phẩm khá đồ sộ. Trong đó, bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ" là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử về chủ đề tình yêu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1938 khi ông đã mắc bệnh nặng, vì thế mang vẻ đượm buồn sâu sắc.Bài thơ lúc đầu có tên là "ở đây thôn Vỹ" in trong tập Thơ Điên, viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một người con gái vốn quê ở Vỹ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương. Nơi đây cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, mời gọi hồn thi nhân.
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ cũng như là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình.
"Sao Anh không về chơi thôn Vỹ"
Câu hỏi của cô gái thôn Vỹ như chan chứa bao yêu thương mong đợi. Câu thơ vừa có ý trách móc vừa có ý tiếc nuối của cô gái đối với người yêu vì đã bỏ qua sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp mặn mà, ấm áp tình quê nơi thôn Vỹ. Lời nói này cũng có thể coi là một lời mời về thăm thôn Vỹ để thưởng thức những cảnh sắc tươi đẹp nơi đây.
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặc chữ điền."Một bức tranh thiên nhiên được hiện lên với hình ảnh ánh nắng tưới trên những hàng cau tươi mát, tràn đầy sức sống. Cái nắng trong trẻo, tinh khiết, tươi tắn làm bừng sáng cả không gian hồi tưởng của nhà thơ. Một khoảng xanh của vườn tược thôn Vỹ hiện ra, nhắm mắt lại ta cũng có thể hình dung ra ngay cái màu xanh mượt mà của vườn cây. Từ "mướt" gợi vẻ tươi tốt, đầy sức sống của cây lá, kết hợp với sự so sánh "xanh như ngọc" gợi lên màu sắc tươi sáng của khu vườn. Sự so sánh ấy càng làm cho thiên nhiên thêm phần sống động rạng ngời, gợi cảm giác khỏe khoắn ấm áp. Những chiếc lá trúc thanh mảnh, thon thả che ngang gương mặt chữ điền. "Mặt chữ điền" là gương mặt dịu dàng phúc hậu thoáng sau cành lá thướt tha. Bằng nghệ thuật cách điệu hoá thể hiện lên một vẻ đẹp thật kính đáo, tao nhã của con người xứ Huế. Và với ngồi bút tinh tế của nhà thơ đã bộc lộ tình cảm trân trọng, thiết tha đối với thôn Vỹ.
Nếu ở đoạn một tác giả cho ta thấy vẻ đẹp thiên nhiên của cảnh thôn Vỹ thì sang đoạn thơ thứ hai là một phong cảnh đẹp khác. Đó là cảnh sông nước mây trời xứ Huế.
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay."Điệp từ "gió" và "mây" gợi lên một nỗi buồn xa vắng, mọi vật như trong trạng thái chia ly, tiễn biệt đọng lại trong lòng người phảng phất buồn. Ngay cả dòng sông vô tri kia cũng hiu quạnh buồn với những bông hoa bắp màu xám tẻ nhạt, hiu hắt khẽ "lay". Sự thay đổi tâm trạng chính là thái độ của những con người sống trong vòng đời tối tăm, bế tắc. Thiên nhiên đẹp nhưng lạnh lẽo, trống vắng. Dự cảm u buồn của nhà thơ trước sự thờ ơ, xa cách của cuộc đời đối với mình. Dòng nước buồn thiu đã hoá thành dòng sông trăng lung linh, con thuyền khách đã trở thành thuyền trăng. Tác giả đã gửi gắm một tình yêu khát khao, nổi ngóng trông, mong nhớ vào con thuyền trăng ấy. Chỉ vì một chữ "kịp" trong câu thơ cuối đã tạo lên điểm nhấn cho lời thơ được cất lên như một câu hỏi vô vọng. Hai câu thơ sau của đoạn thơ thể hiện tâm trạng khát khao gặp gỡ đồng thời cũng thể hiện nỗi niềm lo âu, phấp phỏng về sự muộn màng.
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi cảm, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng. Bài thơ "đây thôn Vỹ Dạ" là bức tranh đẹp về cảnh thôn Vỹ bên bờ sông Hương thơ mộng, chỉ với hai hình ảnh về nét đặc trưng của xứ Huế và bức tranh sông nước buồn. Nhưng chúng có sự gắn bó ràng buộc bởi chúng đều viết ra trong cùng một tâm trạng, mạch cảm xúc thống nhất. Thôn Vỹ Dạ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tâm trạng của chính mình. Đó là tình yêu quê hương, tình yêu thầm kính, nỗi buồn xót xa.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tác Phẩm Văn Học
RandomP/S: Đây là những bài mình dựa vào văn mẫu và tự làm. Trình độ viết văn của mình còn yếu lắm. Nếu có gì sai sót xin m.n giúp đỡ mình nhé ^^