Trong bài cảm nghĩ về truyện "Vợ chồng A Phủ" tác giả Tô Hoài chia sẽ :"Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắc, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt."
Qua việc phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
~~•••~~
Hình tượng người phụ nữ xưa luôn là đề tài bất hủ trong văn học của các nhà văn xưa. Tô Hoài cũng không ngoại lệ, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là một trong những tác phẩm xuất sắc của Tô Hoài viết về con người trong xã hội mà đặc biệt là người phụ nữ. Mị - nhân vật trung tâm của câu truyện "Vợ chồng A Phủ". Ở Mị luôn bộc phát đức tính cao đẹp của người phụ nữ Việt nhưng cuộc đời lại phải chịu nhiều khổ sở, đau đớn khiến Mị phải vươn lên đối mặt với số phận khắc nghiệt. Có ý kiến cho rằng :"Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào, mọi thế lực tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắc, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt."
Tô Hoài - ông là một trong những gương mặt tiêu biểu trong nền văn học ký và truyện ngắn. Tác phẩm 'Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi thực tế kéo dài tám tháng của Tô Hoài. Tập trung phản ánh cuộc sống khổ nhục, bế tắc và sức sống tiềm tàng, cùng khát vọng tự do của người dân lao động - nghèo miền cùng sự yêu thương, đồng cảm của nhà văn đối với con người và vùng đất này.
Tô Hoài chia sẽ rằng :" Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắc, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm tiềm tàng, mãnh liệt". Qua câu nói,tác giả cho ta thấy được nhân vật Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ" là một thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng con người thức tĩnh, con người trong văn học là những nhân vật từng nếm trải nhiều cay đắng,tủi nhục và đau khổ trải qua những năm dài bị áp bức bóc lột, bị chà đạp giày xéo đến nỗi mà trở thành con người gần như vô cảm vô hồn. Họ phải sống trong trạng thái nhẫn nhục, cam chịu cho thân phận mình. Cuối cùng sau một thời gian dài chịu đựng lâu như thế cũng khiến họ dần thức tĩnh và "hồi sinh", tự ý thức được bản thân về quyền được sống và quyền làm người của mình. Họ phản kháng lại áp bức, bất công giành lấy tự do và hạnh phúc, xây dựng cho bản thân một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Cùng với những sự việc khi ở cùng A Phủ, ta có thể thấy rõ hơn nhân vật Mị là con người thật giàu ý nghĩa nhân văn.
Mở đầu câu truyện "Vợ chồng A Phủ" tác giả đã giới thiệu cuộc sống của Mị, một số phận đầy bi kịch. Đó là một cô gái sống âm thầm lặng lẽ, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác :" Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trong thấy một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa". Mọi người luôn nghĩ đã là một cô con dâu nhà thống lý quyền thế, giàu sang thì phải có "nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng" nhưng Mị lại khác hẳn, cô lúc nào cũng "cúi mặt", "buồn rười rượi". Cách giới thiệu của Tô Hoài gây ấn tượng về sự tương phản giữa hoàn cảnh, số phận của Mị với gia đình nhà thống lý Pá Tra. Sự tương phản ấy báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch đầy đau khổ bất hạnh.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tác Phẩm Văn Học
RandomP/S: Đây là những bài mình dựa vào văn mẫu và tự làm. Trình độ viết văn của mình còn yếu lắm. Nếu có gì sai sót xin m.n giúp đỡ mình nhé ^^