Có ý kiến cho rằng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca, ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son. Anh chị bàn luận về ý kiến trên.
~~•••~~
Tố Hữu là cánh chim đầu đàn trong văn học về thơ ca của cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị. Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài cách mạng của ông không thể không nhắc tới bài thơ " Việt Bắc". Bàn về " Việt Bắc" có ý kiến cho rằng: "bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca, ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son".Bàu thơ Việt Bắc ra đời với một sự kiện chính trị có tính lịch sử: chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, các cơ quan Trung Ương của Đảng và chính phủ rời Việt Bắc về lại Hà Nội. Tố Hữu đã sáng tạo thành khúc hát giao duyên, một câu chuyện tâm tình. Vì thế, bài thơ như là "khúc tình ca" đã khắc hoạ giữa đồng bào nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống gắn bó, mặn nồng nơi quê hương kháng chiến.
Trước hết, ta có thể thấy được tác giả đã mở đầu đoạn thơ bằng một khung cảnh chia tay cùng bao tâm trạng lưu luyến của người ra đi và người ở lại:
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay."Tình cảm lưu luyến vấn vương được thể hiện qua lối đối đáp giao duyên của ca dao, sử dụng đại từ nhân xưng "mình - ta" đầy thân mật. Cùng với biện pháp điệp cấu trúc " mình về mình có nhớ " cảm xúc lưu luyến của người đi - kẻ ở, như muốn nhắc lại những kỉ niệm, hồi ức đẹp về những tháng ngày gian khổ trong "mười lăm năm kháng chiến" gắn bó với vùng đất cách mạng. Câu hỏi tu từ được đặt ra " nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?" thể hiện lên tâm trạng boăn khoăn, ray rứt của con người khi nhìn vào thiên nhiên. Hình ảnh này còn nhằm nhắn nhủ đến người dân Việt Bắc về một triết lý sống ở đời người thông qua câu tục ngữ " uống nước, nhớ nguồn". Để khắc hoạ trọn vẹn nỗi nhớ của người ra đi, tác giả dùng những từ láy: "tha thiết - bâng khuâng - bồn chồn" gợi sự bồi hồi vấn vương của tâm trạng. Hình ảnh hoán dụ "Áo chàm" gợi nhắc đến trang phục quen thuộc của người dân Việt Bắc trong cách mạng. Cùng cử chỉ rất chân thành giữa người với người "cầm tay nhau" nhưng trong khoảnh khắc chia ly đó họ lại ngậm ngùi không nói nên lời, vì những kỷ niệm gắn bó với nhau quá nhiều không biết phải nói gì khi ra đi. Lối sống ân nghĩa tình nặng được thể hiện qua hàng loạt những kỉ niệm của tác giả về những năm tháng chia sẽ, ngọt bùi đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc.
Bước sang đoạn thơ tiếp theo, bằng hình thứ đối xứng gợi sự cân bằng về cấu trúc thơ, tác giả cho ta cảm nhận được lời của người ở lại nơi Việt Bắc:
"Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măn mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lâu xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi Kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa"
BẠN ĐANG ĐỌC
Tác Phẩm Văn Học
De TodoP/S: Đây là những bài mình dựa vào văn mẫu và tự làm. Trình độ viết văn của mình còn yếu lắm. Nếu có gì sai sót xin m.n giúp đỡ mình nhé ^^