Phần 5 chương 71

30 0 0
                                    

Chương 71. Tượng đá.

Editor: EarlPanda

.

Hic.

.

.*****

.

Trong lúc suy tư, chúng tôi đã đi tới bên dưới pho tượng, dòng nước ngày càng chảy xiết, chúng tôi nhìn thấy những xơ mướp rối nùi trong dòng nước đầm lầy bên dưới những rễ cây, không biết bên dưới đấy là như thế nào nữa. Phan Tử bảo bọn tôi cẩn thận, nói có khả năng trong di tích bên dưới lớp bùn lắng có khe hở nào đó thông xuống lòng đất. Giống như một miệng giếng ở dưới nước vậy.

Bàn Tử vốn là nghe không lọt tai, tất cả sự chú ý đều bị pho tượng ở bên kia thu hút, đèn mỏ chiếu đi chiếu lại ở phía trước.

Ở khoảng cách gần dưới ánh đèn, tôi nhìn thấy được càng nhiều chi tiết hơn, pho tượng hình như là được điêu khắc trực tiếp từ một nguyên một tảng đá to tướng, ở nhiều chỗ đã bị rạn nứt tàn khuyết mất, bởi vì phần lớn đều bị rêu xanh che phủ, khiến nó càng tăng thêm vẻ quỷ quái xấu xí, nhìn ở khoảng cách gần như vậy mà vẫn không nhận ra được toàn thể pho tượng là cái gì.

Nhìn xem mấy lần, Bàn Tử liền chiếu đèn xuống dưới nước, pho tượng đá gần như bị bọc giữa hai cây họ Dầu khổng lồ, phần chân tượng chìm dưới đầm lầy đã hoàn toàn bị rễ cây siết chặt, vẫn còn nhìn thấy được, ở nơi khá sâu dưới nước, còn có mấy cái bóng đen bị bọc kín nữa, hình dạng không theo quy tắc nào cả, kẹt chặt bên trong lớp rễ cây. Không biết có phải là một phần của pho tượng đá hay không nữa.

Bàn Tử nhìn suốt hồi lâu mà không thể nào thấy rõ được đó rốt cuộc là cái gì, hơn nữa, tôi còn phát hiện được điều kỳ lạ, vì sao đèn mỏ chiếu vào rễ cây khắp bốn phía thì rõ ràng đến thế, mà thứ kia dù có chiếu thế nào đi nữa cũng chỉ thấy mấy cái bóng, lại chiếu xuống nhìn nữa, bọn tôi mới bừng tỉnh ra. Hóa ra đó không phải là cái bóng gì cả, mà là một hang động.

Hơn nữa, nhìn hướng trôi của mấy cây con mọc bám trên thân rễ cây lớn thì, xem ra, đúng là nước đang chảy xuống vào trong những hang động đen ngòm này. Quả là như lời Phan Tử nói, bên dưới pho tượng kia có khe ở thông xuống dưới đất.

Vốn tưởng rằng có thể nhìn thấy cái gì ly kỳ quái lạ, bây giờ thì không khỏi thất vọng vô cùng. Phan Tử lại tiếp tục giục giã, chúng tôi chỉ có thể tiếp tục xuất phát.

Bàn Tử không cam lòng cho lắm, bèn chiếu ánh đèn mỏ trở về, lầm bầm lầu bầu: "Nước này chảy đi đâu thế nhỉ? Chẳng lẽ bên dưới thành cổ này là trống rỗng à?"

Tôi nói không phải đâu, đây có lẽ là một phần của công trình dưới nước của tòa thành ngày trước, vẫn còn một số đường giếng cống rãnh dưới lòng đất vẫn còn sử dụng được, cho nên mới thành hiện tượng như thế này.

Bàn Tử nói: "Thế thì đường cống dưới nước thông đến nơi nào thế? Nơi này đã là vùng đất trũng rồi, xuống thấp hơn nữa thì không còn chỗ nào có thể chảy đến cả."

Tôi suy nghĩ một lúc, bình thường, các hệ thống thoát nước trong thành thị, cửa thoát nước đều là Trường Giang Hoàng Hà ở gần đó, cuối cùng đổ hết về biển. Như kiểu thành cổ Tây Vực này, gần đây đâu có ao hồ hay sông ngòi cỡ lớn nào, nhưng chắc chắn phải có sông ngầm chảy ở khắp xung quanh, như thế, dựa theo nguyên lý của hệ thống thoát nước thì chắc hẳn là sẽ thông đến sông ngầm ở gần đấy. Nhưng mà, trên thực tế, lượng mưa ở Tây Vực cực kỳ ít, nước ở vùng này đặc biệt quý giá, làm sao lại có thứ hệ thống "thoát nước" xa xỉ như vậy được. Thông thường qua khảo sát thành cổ Lâu Lan và các di chỉ xung quanh đó, cái gọi là thoát nước đều là thoát nước trên mặt đất, sau đó mới dẫn nước xuống giếng. Thế mà ở đây là có thoát nước xuống dưới đất, thật sự là có hơi quái gở.

Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc (Phần 5 - Phần 8)Where stories live. Discover now